Trong khi nhiều ngành sản xuất đang hứng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19, các chuỗi cung ứng bảo quản lạnh đang là lĩnh vực nóng lên trong ngành logistics. Trong 1 hệ thống bảo quản lạnh, nhiệt độ tiêu chuẩn luôn luôn thấp hơn 2 độ C. Một kho lạnh tiêu chuẩn phân thành 4 hệ thống nhà kho (từ 1- 4), vận hành hoàn toàn tự động, với 14 robot và các hệ tống nâng hàng để bốc hàng từ container mang vào nhà kho và ngược lại.
Tăng nhập khẩu các sản phẩm thịt và thủy sản trong đại dịch cũng như nhu cầu đối với kho lạnh để bảo quản vắc xin đang là động lực tăng trưởng cho ngành kho lạnh Việt Nam. Tại Việt Nam, các tập đoàn lớn đang dầu tư hàng trăm tỉ đồng vào các hệ thống kho lạnh quy mô lớn. Vietnam Holding Limited – một quỹ đầu tư do Dynam Capital, Ltd quản lý – đã chi ra 139,8 tỷ đồng để trở thành bên duy nhất nắm giữ trái pheiéu chuyển đổi do ABA Cooltrans phát hành. ABA Cooltrans là nhà cung cấp các dịch vụ và giải pháp tron glĩnh vực chuỗi cung ứng kho lạnh, với 300 xe tải lạnh và hơn 40.000 kho lạnh tại các thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Tháng 6/2020, tập đoàn THACO đã đưa vào vận hành một kho lạnh trái cây tại cảng Chu Lai thuộc tỉnh miền trung Quảng Nam, tọa lạc trên diện tích 4.800m2, có thể lưu trữ 2.400 tấn trái cây. Tương tự, CTCP Hùng Vương (HVG) cũng vừa mở một hệ thống kho lạnh trị giá đầu tư 1.300 tỷ đồng tại KCN Tân Tạo thuộc thành phố Hồ Chí Minh, trên tổng diện tích gần 4ha, có thể bảo quản từ 60.000 – 70.000 tấn hàng hóa. Theo HVG, đây là kho lạnh lớn nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á, đứng thứ 2 thế giới về côgn suất thiết kế (chỉ đứng sau một hệ thống kho lạnh tại Tây Ban Nha). Công ty có kế hoạch xây dựng một hệ thống kho lạnh khác tại cảng Hiệp Phước. Công ty Sao Ta góp vốn thành lập CTCP Thực phẩm Khang An, đã được cấp phép xây dựng một hệ thống kho lạnh công suất 9.000 tấn tại các khu công nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng.
Trước đó, Thủy sản Minh Phú hợp tác với tập đoàn vận chuyển quốc tế Gemadept thành lập liên minh Mekong Logistics với mục tiêu phát triển một chuỗi cung ứng lạnh công suất 50.000 pellét. Ngoài ra, số lượng hàng loạt các quỹ tài chính quốc tế đầu tư vào lĩnh vực này, ví dụ quỹ đầu tư FinExpro đang đầu tư vào các dự án kho lạnh tại ĐBSCL hay Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) đang phê duyệt một khoản vay trị giá 70 triệu USD cho dự án của ITL Corp để xây dựng một hệ thống kho lạnh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhu cầu quá cao đối với hệ thống kho lạnh
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), công suất kho lạnh tại Việt Nam không theo kịp nhu cầu của ngành. Kho lạnh không chỉ là điều kiện cần cho các doanh nghiệp để có thể thu mua toàn bộ nguồn tôm cá nguyên liệu từ nông dân mà còn là một mối liên kết chính để giúp các nhà chế biến thủy sản tạo ra nguồn hàng lớn và đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu khi nhu cầu thị trường phục hồi.
Tuy nhiên, đầu tư vào ngành này không đơn giản. Bà Bùi Trang từ JLL Việt Nam cho biết logistics chuỗi lạnh và vận tải đa phương thức cho các hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ như thực phẩm, dược phẩm hay vắc xin sẽ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ logistics liên tục cải tiến quy trình và công nghệ để không bỏ lỡ cơ hội hưởng lợi từ phân khúc đang tăng trưởng nhanh này. Một rào cản lớn khác đối với đầu tư vào kho lạnh tại Việt Nam là chính sách khi không có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo VNS
Bình luận