0

Việt Nam đang đứng trước rủi ro mất các thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn do chi phí logistics tăng, theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam ước đạt 155.000 tấn, trị giá 500 triệu USD, giảm 7% về lượng nhưng tưng 41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020 nhờ giá xuất khẩu tăng, theo thông tin từ VPA.

Ngoài giảm lượng xuất khẩu hạt tiêu trong năm nay do đại dịch COVID-19, chi phí logistics là một nguyên nhân đứng đằng sau việc giảm lượng xuất khẩu. Chi phí logistics bao gồm 2 phần chính: phí cầu cảng (bao gồm phí bốc dỡ hàng hóa, phí thủ tục hành chính) và các chi phí liên quan đến vận tải container đường biển. Các doanh nghiệp địa phương cho biết chi phí vận chuỷen hạt tiêu từ Việt Nam tới các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021. Xu hướng tăng này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, theo VPA cho hay. VPA cho biết thêm cước vận chuyển cho các tuyến từ Việt Nam sang Mỹ và EU tăng ạnh 1.500 – 2.000 USD/container 40ft mỗi 2 tuần một lần. Chi phí vận chuyển hàng hóa hiện rơi vào khoảng 13.500 USD/container 40ft từ Việt Nam sang Mỹ, cao hơn nhiều so với mức 2.000 – 3.000 USD/container 40ft hồi năm 2020. Năm 2020, chi phí vận chuyển container 40ft từ Việt Nam sang EU giữ ổn định ở mức 800 – 1.200 USD/container nhưng đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2021 lên hơn 11.000 USD/container 40ft trong thời điểm hiện tại.

Theo Hiệp hội, các hãng vận chuyển cho biết cước vận chuyển tăng là do thiếu container rỗng. Tuy nhiên, số container lưu thông qua các cảng của Việt Nam trong quý 1/2021 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020, trong khi xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng trong 5 tháng đầu năm 2021. “Do đó, nguyên nhân đưa ra về việc thiếu container rỗng từ các hãng vận tải là sai sự thật, theo đại diện VPA trả lời phỏng vấn.

VPA cũng hco biết cước container vận chuyển từ các nước châu Á khác như Ấn Độ sang Mỹ và EU không tăng mạnh như cước container từ Việt Nam. Cước vận chuyển tăng phi lý và bất thường bởi giá dầu và chi phí chính của vận chuyển đều thấp hơn trước rất nhiều. Đó là nguyên nhân vì sao các nhà nhập khẩu Mỹ và EU chuyển sang mua hạt tiêu từ Brazil do chi phí vận chuyển từ Brazil chỉ bằng 1/3 so với Việt Nam và tới EU chỉ bằng 1/10. Ngoài ra, chất lượng hạt tiêu Brazil tương đương.

Các nhà xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam buộc phải cắt giảm lợi nhuận, thậm chí chấp nhận lỗ để giữ hai thị trường quan trọng này, VPA cho hay. Cùng với tác động của đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua, chi phí vận chuyển cao cũng đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào tình thế khó khăn. Trong khi đó, phần lớn các nhà xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực tài chính yếu nên đối mặt với rủi ro cao phải phá sản hoặc giải thể. VPA cũng đã báo cáo tình hình lên Bộ Công thương, Bộ NNPTNT, Bộ GTV, Tổng cục Hải quan và Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam với hy vọng chính phủ sẽ đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn hiện nay.

Theo VNA

Admin

VietShrimp 2024: Các giải pháp tìm cách phục hồi ngành tôm

Bài trước

Ngành sản xuất rau quả toàn cầu đối diện nhiều thách thức trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt tiêu