Thủy sản

Xuất khẩu thủy sản dự báo tăng 10% trong quý 2/2021

0

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 2/2021 sẽ tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020.

Với năng lực khai phá và đa dạng hóa thị trường, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng xuất khẩu, VASEP nhận định. VASEP dự báo xuất khẩu tôm đạt 980 triệu USD trong quý 2, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu cá tra và thủy sản biển tăng lần lượt 7% và 9,6% lên 712 triệu USD và 186 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2021 do gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là logistics, trước tác động của đại dịch COVID-19. Nhưng xuất khẩu thủy sản đã phục hồi trở lại trong tháng 3, tăng lên 2,39 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2021, nhờ các doanh nghiệp có giải pháp thích ứng trước những thay đổi gây ra bởi đại dịch và tận dụng tốt các thỏa thuận thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu, VASEP cho hay.

Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký VASEP, cho biết EVFTA đã thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu thủy sản sang EU. UKVFTA – có hiệu lực ngay khi EVFTA hết hiệu lực đối với Anh – đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong xúc tiến xuất khẩu sang thị trường từng chiếm tới 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản này, khi bao gồm 28 nước.

Ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký VASEP, cho biết nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, và Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng. Thị trường Mỹ sẽ tiếp tục trở thành một điểm sáng cho nhiều sản phẩm thủy sản Việt Nam như tôm, cá tra và các thủy sản khác, ông nhấn mạnh. Các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang Mỹ từ khi Ấn Độ - nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường này – đối diện với hàng loạt khó khăn sản xuất do đại dịch.

Ông Hồ Quốc Lực, chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta, cho biết nhu cầu tôm thế giới thường tăng koảng 5%/năm trong khi sản lượng tôm tại các nước sản xuất lớn không tăng trong năm 2021. “Giá tôm có thể tăng nhẹ trong năm 2021 và xuất khẩu tôm Việt Nam có thể tăng 5 – 7%”.

Ông Hòe cho hay: “COVID-19 làm thay đổi thói quen tiêu dùng toàn cầu, khi người dân ăn ở nhà thường xuyên hơn và có xu hướng ăn các sản phẩm thủy sản nhiều hơn, đặc biệt là tôm. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục kéo dài trong vài năm tới”. Để tăng xuất khẩu, ngành thủy sản phải tìm cách giảm chi phí để trở nên cạnh tranh hơn, ông cho biết thêm. Mặc dù có những tín hiệu tốt trên thị trường, xuất khẩu vẫn sẽ chịu tác động của chi phí đầu vào và vận tải cao, theo VASEP.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải nhận ra rằng cuộc chiến chống COVID-19 sẽ tiếp tục là một nhiệm vụ quan trọng trong năm 2021 và có kế hoạch dự trữ nguyên liệu thô. Trong bối cảnh chi phí đầu vào cao trong nuôi trồng thủy sản, ông Trần Đình Luân, cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết ngành thủy sản sẽ tiếp tục xúc tiến các mối liên kết trong sản xuất để giúp nông dân có đầu vào chất lượng tốt ở mức giá hợp lý, thúc đẩy sử dụng công nghệ để tăng năng suất, giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

Theo VNS

Admin

Vẫn còn thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2024

Bài trước

Crisil: Doanh thu xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 5% vào năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản