0

Vấn đề chính liên quan gây quan ngại trong ngành chăn nuôi bò thịt là nguồn con giống. Tại Việt Nam, các giống bò thịt hiện nay chủ yếu nhập khẩu từ Úc. Trước năm 2019, 1kg bò giống có giá 2,95 USD. Tuy nhiên, từ năm 2020, giá bò thịt giống đã tăng 25 – 30%, với nguyên nhân trực tiếp alf do giá TACN tăng. Trong khi đó, giá thịt bò tại các nhà hàng và khách sạn giảm do nhu cầu yếu đi. Tình hình hiện nay vẽ ra một tương lai ảm đạm cho ngành chăn nuôi bò thịt.

Năm 2014, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thông báo kế hoạch chăn nuôi bò quy mô lớn – một dự án đầy tham vọng nuôi hàng trăm ngàn con bò cho tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, kế hoạch này sớm bị dẹp bỏ do kết quả kinh doanh không đạt kỳ vọng. Những gì ngành chăn nuôi bò Việt Nam làm được, thực chất chỉ là một khâu trong chuỗi chăn nuôi. Những người chăn nuôi bò Việt Nam nhập khẩu bò với cân nặng ít nhất 300kg để vỗ béo trong khoảng 100 – 200 ngày để đạt mức cân nặng 480 – 500kg. Sau đó, bò được đưa tới các lò giết mổ để lấy thịt. Một số con có thể đạt cân nặng tới 1 tấn. Doanh nghiệp hoài nghi về việc đạt lợi nhuận chỉ nhờ vỗ béo và bán thịt bò như vậy.

Công ty đang đảm nhận mảng chăn nuôi bò thịt của tập đoàn Hòa Phát – công ty có mảng kinh doanh cốt lõi là sản xuất thép – hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam. Các trang trại của công ty đáp ứng các tiêu chuẩn Úc đặt tái Thái Bình và Quảng Ninh ở miền bắc, Đồng Nai ở miền nam. Quy mô chăn nuôi bò thịt của doanh nghiệp năm 2016 khoảng 10,000 con, đã tăng vọt lên 140.000 con trong 5 năm. Hòa Phát triển khai dự án chăn nuôi này cùng với hiệu ứng lan tỏa: xây dựng các trang trại, chăn nuôi gia súc, gặp gỡ khách hàng và ký kết các giao dịch. Có khả năng cạnh tranh cao, Hòa Phát đang chiếm thị phần từ những người tiền nhiệm trên thị trường thịt bò nhờ tốc độ tăng trưởng ước đạt 7%/năm.

Số hóa ngành chăn nuôi bò thịt

Quy trình nuôi bò thịt gắn chặt chẽ với an toàn sinh học, vệ sinh thực phẩm và nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất TACN như sắn lát, cọ khô, dừa khô, đậu tương khô và mật mía từ sản xuất đường.  Ngoài ra, lõi ngô và thân cây ngô cũng là những đầu vào thiết yếu. Các doanh nghiệp chăn nuôi bò thịt thường xuyên làm việc với nông dân để đảm bảo nguồn cung thức ăn chăn nuôi tươi.

Tại một số công ty chăn nuôi bò thịt hàng đầu, quy trình nuôi tuân thủ Australian ESCAS (Exporter Supply Chain Assurance System). Hệ thống này đảm bảo quyền của gia súc “được giết mổ nhân đạo”. Tại Việt Nam, quy trình giết mổ từng được tiến hành thủ công, sử dụng búa tạ. Tuy nhiên, thuốc gây choáng, hoặc súng lục bu lông, hiện đã được sử dụng tại các lò giết mổ hiện đại. Tại Úc, một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm giám sát “quyền được giết mổ nhân đạo” của các vật nuôi làm thực phẩm, bao gồm gia súc. Chuyên viên của cơ quan này lắp đặt camera tại các lò giết mổ. Ngoài ra, cùng với các hệ thống theo dõi gia súc, mỗi gia súc xuất khẩu từ Úc sẽ có tag GPS gắn vào tai và có chip.

Khi một gia súc từ Úc tới được điểm đến, phía Úc có tất cả dữ liệu tại địa điểm mới. Khi thịt bò được bán ra, dữ liệu về hoạt động thương mại này cũng được ghi nhận. Phía Úc theo dõi gia súc được xuất khẩu tại các lò giết mổ. Tại một số lò giết mổ ở Việt Nam được gắn camera cố định và một nhân sự từ công ty Úc có trách nhiệm đảm bảo gia súc được đối xử tử tế khi giết mổ. Một gia súc phải bị giết trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu quy định về thời gian này bị vi phạm thì những người có liên quan sẽ bị cảnh báo. Một văn phòng Úc tại Indonesia giám sát những gì xảy ra với gia súc Úc được vận chuyển tới các nước nhập khẩu trong khu vực. Khi xác gia súc được giết mổ, chip gắn với con vật sẽ gửi thông báo tới văn phòng này các hình ảnh của quy trình giết mổ. Tất cả đều được số hóa.

Quy trình số hóa chăn nuôi bò thịt nói trên rất phức tạo và tốn kém. Tuy nhiên, quy trình này đáng đầu tư bởi người mua thịt bò Việt Nam có thể biết tường tận về từng sản phẩm họ mua.

Kinh doanh bò thịt cần nhiều nỗ lực lớn

Một vấn đề hiện nay là không phải toàn bộ những người nuôi bò thịt từ Úc tại Việt Nam tuân theo các quy định ESCAS. Do một số thương lái miền bắc chọn mua bò thịt Úc ở mức giá cao, một số doanh nghiệp sở hữu bò thịt loại này đã cắt tai bò, vô hiệu hóa chip để bán bò cho thương lái. Nhưng hành vi này khiến phía Úc không thể ghi nhận thông tin về bò thịt họ đã xuất đi và các doanh nghiệp địa phương sau đó sẽ bị cấm nhập khẩu bò thịt từ Úc. “Tất cả khách hàng đủ điều kiện mua bò thịt Úc phải được phía Úc thông qua”, theo một đại diện từ tập đoàn Hòa Phát. “Những người chơi phải rất cạnh tranh. Những bên yếu hơn sẽ bị loại bỏ và mất thịt phần. Để tồn tại, một công ty phải tuân thủ tất cả các quy định”.

Những người chăn nuôi bò thịt Việt Nam nhập khẩu từ 200.000 – 300.000 bò thịt Úc hàng năm với giá 38 – 45 triệu/con (1.650 – 1.950 USD/con). Ngoài bò và bê từ Úc, các nhà nhập khẩu Việt Nam còn chuẩn bị nhập khẩu bò thịt từ Brazil để đa dạng hóa nguồn cung. Thông tin này đến từ Bộ NNPTNT sau khi làm việc với các nhà chức trách Brazil để chuẩn bị ký nghị định thư song phương về các vấn đề thú y và thương mại song phương.

Các nguồn cung thịt bò của Việt Nam rất dồi dào. Bò thịt và bê Úc chiếm khoảng 30% thị phần. Khoảng 200.000 bò thịt được nhập khẩu hàng năm vào Việt Nam từ Thái Lan qua cửa khẩu biên giới. Một phần nguồn bò thịt vào Việt Nam đến từ Campuchia và Myanmar với tổng lượng xấp xỉ 300.000 con/năm.

Nguồn cung từ nông dân chăn nuôi trong nước cũng khá đáng kể. Tuy nhiên, số liệu thống kê chính xác vẫn thiếu do nông dân trong nước chưa có thói quen báo cáo tình hình sản xuất Tuy nhiên, mặc dù quy mô bò thịt tại Việt Nam đang tăng về số lượng nhưng chủ yếu ở quy mô nhỏ.

Trước COVID-19, Việt Nam tiêu thụ 1.500 con bò mỗi ngày, nay bị giảm tới một nửa. Một phần nguyên nhân là do nguồn thịt trâu giá rẻ từ Ấn Độ rất cạnh tranh và một phần do giá thịt gia cầm giảm thấp, khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang hai loại thịt này.

Có cần giải cứu thịt bò trong nước?

Những doanh nghiệp chăn nuôi bò thịt trong nước quá nhiều để liệt kê danh sách. Khoảng 5 – 7 năm trước, biên lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh này có thể lên tới 20 – 30%. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cần một tầm nhìn dài hạn. Một số doanh nghiệp cho rằng đây là một ngành kinh doanh béo bở nên đua nhau dự phần. Thực tế lại là một câu chuyện khác. Thịt giá rẻ từ thịt trâu nhập khẩu và thịt gia cầm hiện đang càng thêm dầu vào lửa. Giá TACN và con giống liên tục tăng nhưng các doanh nghiệp chăn nuôi bò thịt không thể tăng giá theo, dẫn tới biên lợi nhuận giảm.

Hiện có một làn sóng kinh doanh nông sản và các sản phẩm chăn nuôi. Khi giá thịt tăng vọt, các nhà đầu tư liên tục đổ tiền vào chăn nuôi. Nguồn cung sẽ sớm tăng vọt và nhu cầu không thể theo kịp nên giá các sản phẩm chăn nuôi dự báo giảm mạnh. Chu kỳ này luôn diễn ra và lặp đi lặp lại. Những doanh nghiệp còn tồn tại sẽ là những doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc và có năng lực sử dụng lợi nhuận để bù lỗ. Những doanh nghiệp không quản lý tốt về đầu tư, chăn nuôi hoặc bất cứ vấn đề nào liên quan tới chăn nuôi, sẽ thất bại và bị loại bỏ.

Người Việt liên tục nỗ lực giải cứu nông sản, như nhiều loại rau quả. Hy vọng sẽ không cần phải nỗ lực giải cứu thịt bò nội địa.

Theo Saigon Times

Admin

Các doanh nghiệp lớn đổ tiền vào nông nghiệp mà không kỳ vọng có lợi nhuận trong ngắn hạn

Bài trước

Ngành nông nghiệp Việt Nam củng cố qua các thương vụ mua bán-sát nhập

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt