Khi ngành nông nghiệp Việt Nam theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, các thương vụ mua bán và sát nhập đang giúp ngành này tạo nên những thay đổi tích cực, một phần nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ cao.
Thị trường mua bán và sát nhập (M&A) của Việt Nam gần đây ghi nhận khoản đầu tư 649 tỷ đồng (28,21 triệu USD) của quỹ tài chính phát triển Đức DEG vào CTCP Đường Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT). Khoản đầu tư này dự kiến giải ngân trong tháng 9 và vốn điều lệ của SBT sẽ tăng 3,7% lên hơn 6.084 tỷ đồng (264,5 triệu USD). Khoản đầu tư này sẽ đóng góp vào kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu tại khu vực Đông Dương lên hơn 70.000ha.
Đồng thời, các thương vụ M&A lớn khác tron glĩnh vực tư nhân cũng được ghi nhận trong những năm gần đây liên quan đến ngành nông nghiệp. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Mua bán và Sát nhập (MAF) cùng với Corporate Investment and Mergers & Acquisitions Centre (CMAC), các điểm nhất trên thị trường bao gồm thương vụ giữa Tập đoàn Ô tô Trường Hải (THACO) và tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL); tập đoàn Sojitz của Nhật Bản và tập đoàn PAN Group của Việt Nam.
Mặc dù nông nghiệp không nằm trong những lĩnh vực M&A dẫn đầu tại Việt Nam nhưng đã chứng kiến sự gia nhập hàng loạt của các tập đoàn lớn như THACO, Vingroup, The PAN Group, GTNfoods, và Unifarm, và các doanh nghiệp khác, cho thấy nguồn thu từ ngành nông nghiệp không nhỏ.
THACO nổi tiếng là nhà sản xuất lớn trong ngành vận tải với hơn 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất, lắp ráp, phân phối và cung cấp dịch vụ sửa chữa – bảo dưỡng. Năm 2018, THACO chuyển hướng sang đầu tư vào nông nghiệp khi ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với HAGL và công ty con là CTCP Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HNG). Theo đó, THACO đã đầu tư 22.000 tỷ đồng (956,52 triệu USD) để sở hữu 35% cổ phần của HNG. Hoạt động đầu tư này bao gồm một trung tâm nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, nguyên liệu nông nghiệp, công nghệ sinh học, trồng trọt hữu cơ, thu hoạch, bảo quản và các kỹ thuật chế biến. Mục tiêu của THACO là xây dựng mô hình công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp đối với cây ăn quả giá trị cao và cây rừng, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ.
Các thỏa thuận lớn
Trong khi đó, với chiến lưcọ trở thành tập đoàn nông nghiệp và thực phẩm tiên phong với ước mơ về nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, PAN Group không chỉ tiến hành các thương vụ M&A ở cấp tập đoàn mà còn giữa các công ty thành viên.
Năm 2018, công ty này đã mua thành công và nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên 94,66% tại Công ty giống cây trồng miền Nam (SSC), trước khi hợp nhất với Công ty giống cây trồng quốc gia Việt Nam (NSC) trên thị trường giống cây trồng. NSC hiện là công ty lớn nhất trong ngành giống cây trồng của Việt Nam, thuộc sở hữu của PAN Farm thuộc tập đoàn PAN Group. Công ty dang hướng tới đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Hiện PAN Group, thông qua NSC, đang đổ tiền vào một nhà máy giống cây trồng hiện đại ở tỉnh Hà Nam, đồng thời cân nhắc sản xuất các giống cây hoa và rau. Kể từ tháng 11/2018, tập đoàn cũng đang đổ tiền vào CTCP Khử trùng Việt Nam (VFG) – một công ty hóa chất nông nghiệp có lịch sử 45 năm hoạt động. Đầu năm 2019, PAN Group nâng tỷ lệ sở hữu tại VFG lên 41,88%. Đồng thời, PAN Group cũng hoàn tất phát hành riêng lẻ 817,4 tỷ đồng (35,5 triệu USD) cho Sojitz.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch PAN Group, tập đoàn sẽ tập trung vào tìm kiếm các cơ hội cho các công ty thành viên để thâm nhập vào mọi khía cạnh của ngành nông nghiệp và thực phẩm, đặt mục tiêu hợp nhất các công ty dẫn đầu về nguồn lực và thị trường, cũng như phát triển các sản phẩm hữu cơ trong các công ty thành viên.
Một tên tuổi khác ghi nhận sự tham gia của các cổ đông lớn là GTNfoods, hiện đang rất quan tâm tới ngành nông nghiệp Việt Nam. Công ty này tiếp tục lựa chọn xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua đầu tư vào các doanh nghiệp có vốn nhà nước (SOEs) với lịch sử hoạt động lâu dài, thương hiệu được ưa thích, cơ sở hạ tầng mạnh, nhưng GTNfoods gặp rất nhiều rào cản trong phát triển các kênh phân phối, kinh doanh và marketing. Đồng thời, là một đơn vị tiến hành M&A với SOEs bao gồm CTCP Thực phẩm Lâm Đồng, Vinatea, và Sữa Mộc Châu, GTNfoods hiện bao gồm 6 công ty con và 2 công ty liên kết với giá trị vốn thị trường gần 2.700 tỷ đồng (117,4 triệu USD).
Ngoài ra, các thương vụ M&A lớn khác cũng ghi nhận trong ngành nôn gnghiệp là Masan Nutri-Science và CTCP Tập đoàn Lộc Trời.
Theo ông Trần Quang Hợi, nhà sáng lập Ecobuy Business & Service,nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam trong nhiều năm qua. “Trong nửa cuối năm 2019 và đầu năm 2020, sẽ ngày càng nhiều các nhà tài chính Nhật Bản quan tâm tới các thương vụ M&A bởi tiềm năng của Việt Nam rất lớn, với nhiều sản phẩm mạnh như các loại dưa, nấm, thảo mộc và gà”, ông Hợi phát biểu.
M&A nông nghiệp diễn ra sôi động
Chứng kiến sự cải thiện của ngành nông nghiệp Việt Nam sau các thương vụ M&A, ông Hợi đánh giá cao tác động của các hoạt động này tới ngành nông nghiệp Việt Nam. “Trong khi các nhà sản xuất Việt Nam vẫn làm việc theo các phương pháp truyền thông với ít sự hỗ trợ của máy móc và kỹ thuật, sự tham gia của các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ giúp hoạt động sản xuất tự động hóa theo cách thân thiện môi trường hơn và cho ra các sản phẩm chất lượng cao hơn”, ông Hợi quả quyết.
Trong khi đó, sau vài tháng hợp tác với THACO, diện tích trồng cây ăn quả của HNG cũng tăng mạnh nguồn thu so với cùng kỳ năm 2018, bù đắp chi phí lớn đã bỏ ra. Lãnh đạo của HNG kỳ vọng các kết quả tích cực này sẽ giúp cổ phiếu của công ty giữ giá.
PAN Group, nhờ doanh thu từ phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho Sojitz, đã tăng tỷ lệ sở hữu tai VFG lên tổng cộng gần 511 tỷ đồng (22,2 triệu USD). Phần còn lại chưa sử dụng vào khoảng 280 tỷ đồng (12,17 triệu USD). Theo ông Hưng, công ty sẽ đầu tư vào công nghệ và hỗ trợ cải thiện quy trình vận hành của các công ty thành viên. “Lợi nhuận đầu tư sẽ đến sau. Chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta phải đầu tư vào các giai đoạn phát triển sơ khai. Sau khi mọi thứ đi vào quỹ đạo, doanh thu và lợi nhuận sẽ bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn và tập đoàn sẽ thu về các kết quả tích cực”.
Sau khi bán 95% cổ phần cho GTNFoods vào năm 2016, Vinatea đã có những thay đổi lớn. Nguyễn Hồng Anh, phó tổng giám đốc GTNFoods, cho biết hiện Vinatea có các diện tích trồng trọt sạch tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và thị trường quốc tế của công ty đang mở rộng sang các nước có yêu cầu cao. “Năm 2018, Vinatea đạt lượng xuất khẩu trực tiếp cao nhất từ trước đến nay, đồng thời mở rộng mạnh mẽ nhất về thị trường xuất khẩu”.
Trước khi thương vụ giữa THACO và HNG diễn ra, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng sự tham gia của các tập đoàn lớn vào nông nghiệp công nghệ cao không chỉ giúp giải quyết vấn đề vốn và quản trị doanh nghiệp mà còn giúp tăng sản lượng, đồng thời tránh tình trạng được mùa mất giá.
Theo VIR
Bình luận