Một số tỷ phú đang đổ những khoản đầu tư lớn vào nông nghiệp với một kế hoạch đầy tham vọng để xây dựng một thương hiệu mạnh cho nông nghiệp Việt Nam nhưng không kỳ vọng tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn.
Thập kỷ đầu tư
Vinaseed (NSC) của ông Nguyễn Duy Hưng và Vinmart của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã đạt thỏa thuận về phân phối gạo ST25 – loại gạo đạt giải gạo ngon nhất thế giới, trong hệ thống mạng lưới Vinmart và Vinmart+ trên toàn quốc.
Gạo ST25 của Sóc Trăng, lai giống vào năm 2010, hiện được trồng trên quy mô lớn tại ĐBSCL. Giống gạo thơm nổi tiếng của Sóc Trăng này mang đến năng suất cao và có thể trồng 2 – 3 vụ/năm. Trong khi đó, gạo thơm của Thái Lan là giống dài ngày và chỉ có thể trồng 1 vụ/năm. ST25 đưcọ phân phối trên cả nước trong suốt 10 năm nhờ nỗ lực của ông Hưng và ông Quang. Trách nhiệm xây dựng các thương hiệu gạo quốc gia và cải thiện sản xuất lúa gạo để người Việt Nam không còn ngưỡng vọng gạo ngoại đang được triển khai. Các tập đoàn lớn và các doanh nhân uy tín đang tạo ra nhièu sự thay đổi trong cách nghĩ về sản xuất gạo.
Ông Đoàn Nguyên Đức, hay bầu Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), người đặt nền tảng cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn khi đã đổ hàng tỷ đôla vào các dự án và bắt đầu hái quả ngọt trong ngành nông nghiệp. Ông Đức cho biết ông sẽ tiếp tục phát triển nông nghiệp trong một kế hoạch tham vọng nhằm xây dựng một “đế chế nông nghiệp Việt Nam vượt trội” trong Đông Nam Á. 2 năm sau khi ký thỏa thuận hợp tác với Thaco, HAGL Agrico đã trở nên có tiềm năng kinh doanh hơn bao giờ hết. Diện tích đất đai rộng lớn do HAGL Agrico sở hữu và tiềm năng của nó là lý do khiến ông Trần Bá Dương, chủ tịch của Thaco – một nhà sản xuất ô tô – đồng ý rót tiền vào công ty này.
Ước tính Thaco đã đầu tư 1 tỷ USD vào các doanh nghiệp của bầu Đức, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. HAGL nổi tiếng là doanh nghiệp bất động sản lớn, nay còn nổi tiếng hơn bởi các dự án trong nông nghiệp. Ông Đức – người có tham vọng trở thành một nhà tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp, đã dịch chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp.
Các nỗ lực bền bỉ
Theo ông Đức, ông đã phải kêu gọi sự trợ giúp từ ông Dương khi gặp bế tắc và Agrico phải trả nợ ngân hàng, chật vật để tồn tại. Ban đầu, ông Dương e dè bỏ ra khoản đầu tư nhưng sau khi tới thăm những khu vực sản xuất rộng lớn của Agrico, ông Dương đã thay đổi quan điểm. Việc nhận được vốn đầu tư đã giúp HAGL Agrico giải quyết các khoản nợ, vận hành kinh doanh hiệu quả và có tiền cho đầu tư và phát triển.
Sau chiến dịch phát hành trái phiếu vào đầu năm 2021, tập đoàn Thaco và gia đình ông Dương nắm giữ 63% cổ phần Agrico, trong khi tập đoàn HAGL nắm 26,82% cổ phần và các cổ đông khác nắm 10,1%. Đặc điểm chung của cả hai doanh nhân này – ông Đức và ông Dương – là họ đã thành công trong các lĩnh vực kinh doanh khác trước khi đổ tiền vào nông nghiệp.
Ông Trần Đình Long, “tỷ phú thép” cũng gây sự chú ý lớn khi đổ mạnh tiền đầu tư vào nông nghiệp. Khởi nghiệp và thành công trong sản xuất thép, tập đoàn Hòa Phát của ông Long là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực này với sản lượng 5,8 triệu tấn thép thô và 32,5% thị phần. Hòa Phát cũng trở thành một tên tuổi lớn trong ngành nông nghiệp. Doanh nghiệp này nắm giữ 50% thị phần thị trường thịt bò Úc, cung cấp 700.000 quả trứng an toàn mỗi ngày và là doanh nghiệp dẫn đầu trong chăn nuôi lợn với quy mô 400.000 con.
Tỷ phú FLC Trịnh Văn Quyết, nổi tiếng nhờ kinh doanh bất động sản, đang cân nhắc xây dựng một khu vực nông nghiệp công nghệ cao tại Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Tập đoàn Masan của ông Quang đã thành công khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong 2 năm qua. Tăng trưởng doanh thu chủ yếu đến từ kinh doanh thịt với thương hiệu MeatDeli mang về doanh thu 16.100 tỷ trong năm 2020, tăng 17% so với năm 2019.
Tập đoàn T&T của bầu Hiền cũng nhảy vào lĩnh vực này, trở thành cổ đông chiến lược của rất nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đang cổ phần hóa. Tập đoàn này hiện nắm giữ cổ phần kiểm soát tại các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, bao gồm Vigecam, Vinafor, Vegetexco, Unimex và Vinafood.
Trong mắt các doanh nghiệp, sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư đầy rủi ro. Trong thập kỷ vừa qua, ông Đức và HAGL đã đổ rất nhiều tiền vào nông nghiệp nhưng không kỳ vọng đạt lợi nhuận trong ngắn hạn và biết rằng luôn luôn có rủi ro. Hỗ trợ từ ngân hàng và các doanh nghiệp lớn đã cứu công ty nông nghiệp lớn này. Năm 2017, tập đoàn Thành Thành Công tiếp quản mảng sản xuất đường và năm 2018, NutiFood tiếp quản trang trại bò sữa từ HAGL. Giống như HAGL, thủy sản Hùng Vương (HVG) của ông Dương Ngọc Minh cũng đối diện nhiều khó khăn và được vực dậy nhờ tiền đầu tư từ Thaco.
Các chuyên gia cho biết các dự án nông nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn và nỗ lực bền bỉ từ các nhà đầu tư. Do Việt Nam hội nhập sâu vào thị trường hàng hóa thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhìn thấy những cơ hội lớn nhưng phải trở nên chuyên nghiệp và có chiến lược đầu tư dài hạn.
Theo VNS
Bình luận