0

Bất chấp đại dịch COVID-19 tiếp tục gây khó khăn cho tất cả các ngành sản xuất, ngành sữa Việt Nam đang nỗ lực giành vị thế vững chắc trên thị trường nội địa, đồng thời vươn ra thị trường quốc tế.

Bộ Công thương cho biết Việt Nam đã xuất khẩu 302,7 triệu USD các sản phẩm sữa trong năm 2020, tăng 10,5% so với năm 2019. Đây là lần đầu tiên doanh thu xuất khẩu các sản phẩm sữa của Việt Nam vượt 300 triệu USD.

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào công nghệ hiện đại và phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP và các tiêu chuẩn hữu cơ để cải thiện năng suất và an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.

Sau khi cho thấy năng lực cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho các thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây. Bất chấp đại dịch, Vinamilk và Vinasoy đã xuất khẩu nhiều sản phẩm sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Trung Đông, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Vinamilk đã ký một thỏa thuận trị giá 20 triệu USD để phân phối tại thị trường Dubai từ năm 2020, đồng thời sẽ cung cấp các sản phẩm trà sữa và sữa hạt sang thị trường Hàn Quốc. Đồng thời, các sản phẩm của Vinasoy được bán trên 11 nền tảng thương mại điện tử và 6 chuỗi siêu thị tại Trung Quốc.

Hiệp hội cho biết ngành sữa đạt tổng doanh thu 113.710 tỷ đồng (4,95 tỷ USD) trong năm 2020, tăng 5% so với năm 2019, nhờ nguồn cung nguyên liệu thô dồi dào, nhu cầu cao và các kênh phân phối duy trì ổn định. CÁc doanh nghiệp chững khoán dự báo ngành sữa sẽ tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2021 nhờ nhu cầu tăng đối với các sản phẩm giá trị cao.

Xuất khẩu ghi nhận các dấu hiệu tích cực trong 2 tháng đầu năm 2021, với 10 container sữa hạt của Vinamilk và 5 container sữa đặc có đường được xuất khẩu sang Trung Quốc. Đồng thời, Tổng cục Hải quan Trung Quốc gần đây thông báo đã cấp mã giao dịch cho thêm 2 công ty tại Việt Nam được phép xuất khẩu các sản phẩm sữa sang thị trường này, theo Cục Thị trường Á – Phi thuộc Bộ Công thương cho biết. Theo đó, công ty TNHH FrieslandCampina Hà Nam được phép xuất khẩu sữa thanh trùng và sữa chua, trong khi công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam được phép xuất khẩu sữa thanh trùng, sữa chua, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa khác sang thị trường Trung Quốc.

Cho tới nay, Trung Quốc đã cấp mã giao dịch cho 9 công ty và nhà máy sữa tại Việt Nam. Các công ty khác được cấp mã giao dịch bao gồm TH True Milk với sữa tiệt trùng, sữa biến đổi, và sữa chua vị trái cây, Bel Việt Nam với phô mai, Nutifood với sữa tiệt trùng, sữa biến đổi, và sữa chua vị trái cây, 3 nhà máy của Vinamil với sữa đặc, sữa chua vị trái cây, sữa tiệt trùng và sữa biến đổi, sữa đặc có đường và nhiều sản phẩm sữa đặc khác.

Bên cạnh Trung Quốc, các sản phẩm sữa của Việt Nam cũng giành được sự quan tâm của khách hàng tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Đông. Các nhà sản xuất sữa cho biết thành quả nói trên đến từ cải thiện chất lượng sản phẩm và thiết kế bao bì, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. TH True Milk, Vinasoy và sữa Mộc Châu đang tập trung đầu tư vào các vùng nguyên liệu, các nhà máy và công nghệ hiện đại nhất để sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế. Theo giám đốc mảng kinh doanh quốc tế của Vinamilk Võ Trung Hiếu, cùng với các thị trường mạnh như Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ, công ty cũng đang xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc và một số thị trường tại châu Phi. Thâm nhập thành công các thị trường khó tính là đảm bảo vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hệ thống ngành sữa quốc tế.

Theo VNS

Admin

Các yếu tố giúp nông sản Việt Nam tiến bước thành công vào thị trường Anh

Bài trước

Việt Nam xuất khẩu lô vải đầu tiên theo EVFTA

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Sữa