Tỉnh Kiên Giang – tỉnh sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam – đã triển khai một số mô hình khuyến nông hiện đại đối với sản xuất lúa, giúp giảm lượng giống cần gieo và sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để cải thiện năng suất và giảm chi phí.
Trong vụ hè thu năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã thử nghiệm 3 mô hình nông nghiệp hiện đại trên tổng diện tích 128ha tại các huyện Tân Hiệp, Hòn Đất và Châu Thành, cùng với thành phố Rạch Giá. Lúa giống được gieo bằng máy, sử dụng ít đầu vào hơn cùng với các kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, Các mô hình sử dụng lượng lúa giống ít hơn tới 90kg/ha so với phương pháp gieo sạ, sử dụng ít hơn 20kg/ha phân đạm và ít hơn từ 2 – 3 lần phun thuốc trừ sâu so với mô hình thông thường. Năng suất trung bình đạt 7,6 tấn/ha, cao hơn 0,6 tấn/ha so với các phương pháp truyền thống và thu nhập tăng 6,6 triệu đồng/ha. Các mô hình khác sử dụng nông nghiệp thông minh và cánh đồng mẫu lớn. Trong mô hình cánh đồng mẫu lớn, nông dân sử dụng 1 phải 5 giảm, tức sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ, giảm hóa chất BVTV, giảm phân bón, thủy lợi và giảm thất thoát sau thu hoạch.
Ông Đỗ Minh Nhựt, phó giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết sở đã yêu cầu nhiều công ty gạo ký hợp đồng với nông dân, tạo các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ gạo. “Mô hình cánh đồng mẫu lớn tạo ra các khu vực trồng lúa có chất lượng cao và ổn định cho xuất khẩu”. Phàn lớn các mô hình cánh đồng mẫu lớn là do các HTX nông nghiệp triển khai và tại các vùng trồng lúa chính của tỉnh, ông cho biết.
Tỉnh hiện có 100 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 30.670ha, gom từ các cánh đồng lúa lẻ của nông dân. Họ được đảm bảo đầu ra và có thu nhập cao hơn các phương pháp sản xuất truyền thống 3 triệu/ha/vụ. Ông Lê Thanh Tâm, một nông dân sở hữu các thửa đất là một phần của cánch đồng mẫu lớn tại xã Tân Hiệp A thuộc huyện Tân Hiệp, cho biết nông dân cảm thấy an tâm khi tham gia mô hình này do họ thường có vụ thu hoạch tốt.
Những nông dân tham gia mô hình sử dụng giống lúa chất lượng cao, gieo sạ phối hợp để giảm thiệt hại gây ra bởi rầy nâu, các bệnh trên lúa, hạn hán và các vấn đề khác. Tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng các tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững như các thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam và thế giới (VietGAP và GlobalGAP) và nông nghiệp hữu cơ để cải thiện chất lượng và năng suất lúa. Trung tâm Khuyến nông tỉnh cùng với Viện Nghiên cứu Lúa gạo ĐBSCL sản xuất lúa giống xác nhận trên diện tích 20ha với sự tham gia của 25 thành viên thuộc HTX Nông nghiệp Thuận Hòa tại xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành. Trung tâm hỗ trợ 172 nông dân, chủ yếu tại các huyện Tân Hiệp, Giang Thàn, Hòn Đất và An Minh, ứng dụng các tiêu chuẩn lúa gạo bền vững trên diện tích tổng cộng 520ha.
Ông Nhựt cho biết Sở đã tiến hành một số dự án và chương trình để tăng sử dụng giống lúa xác nhận trong sản xuất. “Sở đã tổ chức tập huấn 1 phải 5 giảm cho nông dân để giảm chi phí và tăng giá trị, thu nhập cho nông dân”, Trong vụ đông xuân 2020 – 21, tỉnh có kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX và các công ty lúa gạo thiết lập thêm các cánh đồng mẫu lớn, đặc biệt tại các vùng trồng lúa chính ở tứ giác Long Xuyên và miền tây sông Hậu. Trong vụ thu đông hiện nay, nông dân Kiên Giang đã gieo sạ 90.123ha, cao hơn 25% so với mục tiêu của tỉnh. Ông Nhựt cho rằng nguyên nhân tăng diện tích gieo sạ là do giá gạo đang ở mức cao và dự báo mực lũ sông Mekong giảm trong năm nay.
Cho tới nay, nông dân đã thu hoạch gần 57.000ha và đạt năng suất trung bình 5,6 tấn/ha, tỉnh kỳ vọng sản lượng lúa năm nay đạt 4,54 triệu tấn, cao hơn 5,7% so với kế hoạch. Các giống lúa chất lượng cao chiếm 90% tổng sản lượng lúa của tỉnh trong năm 2020.
Theo VNS
Bình luận