Rau quả

Việt Nam xuất khẩu lô vải đầu tiên theo EVFTA

0

Lô vải Thanh Hà đầu tiên đã chính thức được xuất khẩu sang châu Au theo Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) vào ngày 7/6.

Tại buổi lễ xuất khẩu lô vải đầu tiên sang EU, ông Vũ Bá Phu, giám đốc Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương, cho biết trong vài ngày tới, lô vải này sẽ lên kệ bán lẻ tại Cộng hòa Séc, là mtọ thị trường lớn và có cộng đồng người Việt lớn nhất tại EU. Kết quả này đến từ nỗ lực kết nối và xúc tiến tiêu dùng vụ sản xuất vải năm 2021.

Hiện EU – thị trường tiềm năng với quy mô khoảng 430 triệu người – là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam. Lợi thế này, cộng với chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu trong EVFTA, sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các thị trường không có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia.

Các lô hàng vải dự kiến sẽ tới tay người tiêu dùng châu Âu trong khoảng 4 – 5 ngày tới. Ngoài vải Thanh Hà, một lô vải Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng sẽ chuẩn bị được giao tới cộng đồng 27 nước này trong tuần tới.

Ông Chung Trí Phong, tổng giám đốc Pacific Foods, một công ty chịu trách nhiệm xuất khẩu vải, tiết lộ công ty đã dành 3 năm để tìm hiểu và đàm phán quy trình xuất khẩu vải sang EU. “Ngay từ đầu vụ, hệ thống quản lý sản xuất và phần mềm giám sát vùng trồng vải phải được các đối tác nhập khẩu kiểm tra. Chúng tôi cũng hợp tác với nhiều đối tác để sơ chế và bảo quản vải, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho loại trái cây này tới tay người tiêu dùng tại châu Âu”, ông Phong chia sẻ.

Ông Lê Bá Linh, chủ tịch Hội đồng Giám đốc Pacific Foods cho biết nông sản Việt Nam có tiềm năng lớn như vải, thanh long, mít, xoài, nhãn và bưởi. Ông cho rằng thị trường EU luông muốn trải nghiệm các sản phẩm từ Việt Nam, đặc biệt là đặc sản hạ nguồn Mekong. Sau vải, công ty sẽ tiếp tục xuất khẩu mít, thanh long và gạo sang EU.

Tỉnh Hải Dương hiện trồng vải trên diện tích hơn 9.000ha, trong đó huyện Thanh Hà có hơn 3.300ha và thị xã Chí Linh có hơn 3.500ha, với tổng sản lượng khoảng 55.000 tấn. Tỉnh hiện có 45 vùng trồng vải  với tổng diện tích 450ha theo tiêu chuẩn GlobalGAP và 6.300ha theo tiêu chuẩn VietGAP. Cho tới nay, 1.000ha đã được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, và 8.000ha được cấp mã vùng trồng xuất khẩu.

Theo VNS

Admin

Rong biển có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của ngành thủy sản

Bài trước

Sầu riêng Việt Nam bị đưa vào diện kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu tại EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả