Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 21/2
Trung Quốc sẽ giảm nhập khẩu thịt lợn trong năm 2021
Theo báo cáo quý mới nhất của Rabobank, Trung Quốc sẽ giảm nhập khẩu thịt lợn trong năm 2021 do sản xuất trong nước phục hồi khoảng 10 – 15% sau dịch tả lợn. Ngoài ra, việc thắt chặt quản lý nhập khẩu tại các cảng do Covid-19 cũng đang khiến các nhà nhập khẩu thận trọng trong giao dịch. Các yếu tố này sẽ làm giảm nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc khoảng 10 – 30%. Bất chấp dự báo này, năm 2021 vẫn sẽ là năm ghi nhận nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc tác động mạnh lên thương mại toàn cầu do nước này chiếm đến 50% thương mại thịt lợn thế giới.
Việt Nam hợp tác với Nhật Bản nâng cấp công nghệ bảo quản thủy sản
Việt Nam đang hợp tác với Nhật Bản trong một dự án ứng dụng đá lỏng và ao nuôi bằng nhựa gia cố bằng sợi thủy tinh (fiberglass reinforced plastic aquariums-FRP) để cải thiện chất lượng thủy sản sau thu hoạch. Dự án này được tài trợ bởi JICA với một quỹ hỗ trợ không hoàn lại 1,8 triệu USD. Công nghệ đá lỏng và FRP cho phép thủy sản bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C mà không cần đông lạnh trong hơn 25 ngày. Công nghệ này sẽ giúp kéo dài thời hạn sử dụng của thủy sản và duy trì chất lượng sản phẩm trong thời gian dài hơn.
Chi phí TACN cao làm giảm biên lợi nhuận của nông dân chăn nuôi lợn
Chi phí TACN cao đang gây áp lực lớn lên biên lợi nhuận của người chăn nuôi lợn trong năm 2021. Theo báo cáo quý thịt lợn của Rabobank, giá các nguyên liệu TACN chính sẽ giảm từ mức cao trong quý 1/2021 nhưng vẫn sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm 2020. Giá tăng mạnh nhất ở các loại nguyên liệu: ngô (+42%), bột đậu tương (+35%) và lúa mỳ (+19%). Giá cao sẽ khuyến khích các nhà sản xuất tìm kiếm nguyên liệu thay thế và đẩy giá các loại ngũ cốc khác. “Áp lực giảm biên lợi nhuận chăn nuôi lợn sẽ đẩy những nông dân sản xuất quy mô nhỏ ra khỏi thị trường”, Rabobank nhận định.
Rabobank dự báo nguồn cung thịt lợn châu Á tăng trong năm 2021
Rabobank trong báo cáo quý thịt lợn dự báo nguồn cung thịt lợn tại châu Á sẽ tăng nhờ sản xuất tại Trung Quốc phục hồi. Trung Quốc và Việt Nam là hai nhà sản xuất chăn nuôi lợn lớn tại châu Á và Rabobank ghi nhận Nông dân chăn nuôi lợn tại khu vực cũng đang đối mặt với các dịch bênh khác như FMD and PEDv, tác động xấu tới nguồn cung. Dù vậy, Rabobank cho rằng Trung Quốc có khả năng kiểm soát thiệt hại ngành chăn nuôi lợn trong năm 2021 và dự báo hoạt động tái đàn sẽ tiếp tục diễn ra nhanh do ngành chăn nuôi nước này đã học được cách kiểm soát tốt hơn dịch tả lợn.
Giá TACN tăng đẩy chi phí sản xuất thịt tại Việt Nam tăng
Thiếu container và cước vận chuyển liên tục tăng đang đẩy giá nguyên liệu TACN cập cảng Việt Nam lên mức ngày càng cao. “Giá nguyên liệu TACN tăng tới 30 – 35%, góp phần đẩy giá lợn sống tăng trong những tháng gần đây”, theo ông Nguyễn Như So, chủ tịch tập đoàn Dabaco cho hay. Việt Nam sản xuất 30 triệu tấn TACN trong năm 2020 và là nước có sản lượng TACN lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, nước này cũng là nước nhập khẩu TACN lớn nhất khi phụ thuộc hơn 80% nguyên liệu TACN vào nguồn nhập khẩu.
Các nhà sản xuất TACN dùng lúa mỳ và gạo thay thế do giá ngô tăng vọt
Giá ngô cao, bất chấp nhập khẩu cao kỷ lục trong năm 2020, đang buộc Trung Quốc phải cân nhắc tới lúa mỳ và gạo để thay thế. USDA dự báo tiêu dùng lúa mỳ làm TACN và phụ phẩm đạt mức kỷ lục 30 triệu tấn trong năm nay, tăng 10 triệu tấn so với năm 2020. Nhập khẩu lúa mỳ của Trung Quốc lên tới 10 triệu tấn. Trung Quốc cũng đang đấu giá các kho gạo cũ làm TACN, làm tăng tiêu dùng gạo nội địa thêm 1,5 triệu tấn trong tháng 2 và đang tìm cách nhập khẩu thêm từ Myanmar, Pakistan và Ấn Độ.
Tồn kho cuối kỳ đậu tương giảm cầu giảm do xuất khẩu tăng
Tồn kho đậu tương cuối kỳ 2020/21 toàn cầu một lần nữa giảm do xuất khẩu tăng. Xuất khẩu đậu tương đạt 169,7 triệu tấn nhờ tăng xuất khẩu từ Mỹ và Nga. Nhập khẩu tăng tại Argentina phần nào bù đắp sự suy giảm của EU-27 + Anh, Canada và Bangladesh. Tồn kho toàn cầu giảm xuống còn 83,4 triệu tấn do tồn kho giảm tại Mỹ và Brazil. Sản lượng hạt có dầu thế giới tăng 600.000 tấn lên 595 triệu tấn Sản lượng hạt hướng dương, đậu tương và hạt cải tăng nhẹ bù đắp suy giảm sản lượng hạt dầu cọ và lạc.
Việt Nam nên giảm sản xuất gia cầm do nhu cầu thấp
Nông dân chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang thua lỗ nặng từ năm 2020 do sản xuất tăng trong khi tiêu thụ thấp vì COVID-19 và tình hình này dự báo kéo dài sang năm 2021. Theo Cục Chăn nuôi, Việt Nam có khoảng 525 triệu gia cầm, tăng 16% so với năm 2019. “Ngành chăn nuôi gia cầm không nên mở rộng đàn thêm khi tiêu dùng không thể tăng”, theo ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam. Ông cho biết thêm rằng để tăng khả năng cạnh tranh, nông dân nên liên kết với các doanh nghiệp để hình thành các chuỗi sản xuất.
Hòa Phát dẫn đầu sản xuất trứng tại miền Bắc
CTCP Gia cầm Hòa Phát (HPPC), công ty con của tập đoàn thép Hòa Phát đã đạt công suất tối đa 700.000 trứng/ngày và là nhà sản xuất trứng dẫn đầu thị trường miền Bắc. Hòa Phát hiện bán 30.000 trứng/ngày thông qua các nhà phân phối tại các tỉnh thành lớn tại miền Bắc và qua 58 siêu thị thuộc về tập đoàn bán lẻ BRG. Công ty có kế hoạch tối đa hóa công suất lên 1,2 triệu gà đẻ tứng và đạt 300 triệu trứng/năm, mở rộng mạng lưới phân phối trứng tới các siêu thị khác, cửa hàng thực phẩm và bếp ăn.
Ngành chăn nuôi vịt tại Việt Nam sẽ tăng trưởng như ngành chăn nuôi gà lông trắng
Ngành chăn nuôi vịt của Việt Nam đang hợp nhất nhanh và loại thủy cầm này được dự báo sẽ được ưa chuộng như gà lông trắng, theo nhận định của ông Bùi Văn Nhạc, tổng giám đốc Grimaud Việt Nam. “Số lượng và quy mô các trại nuôi thương phẩm tăng nhanh trong vài năm qua. Giá thành 1kg vịt giảm mạnh so với 5 năm trước”. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vịt cần có nguồn tiêu thụ ổn định để có thể phát triển bền vững.
Việt Nam hỗ trợ nông dân bán gà tại các vùng cách ly
Khoảng 1,2 triệu con gà lông màu ở kích cỡ thương phẩm hiện không thể tiêu thụ tại thành phố Chí Linh – khu vực phong tỏa do COVID-19. Để hỗ trợ nông dân, các nhà chức trách thành phố đã lập các chốt để khử trùng xe tải ra vào thành phố. “Tết là mùa tiêu thụ gà quan trọng nhất trong năm và nông dân đã bỏ nhiều công sức vào đợt sản xuất này. Nếu không bán được gà, nông dân sẽ đối diện thua lỗ nặng nề”, ông Vũ Văn Hoạt, trưởng phòng thú y thành phố cho hay.
Theo Asian Agribiz
Bình luận