Giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc bắt đầu triển khai một tiêu chuẩn mới nhằm giảm hàm lượng protein thô trong TACN lợn và gia cầm. Quy định mới này sẽ tác động tới các ngành đậu tương, TACN và chăn nuôi của Trung Quốc.
Trung Quốc là nước tiêu dùng TACN và chăn nuôi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do hạn chế đất nông nghiệp, Trung Quốc phụ thuộc nặng vào nhập khẩu nguyên liệu thô cho TACN, đặc biệt là đậu tương. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo dài có thể gây nhiều vấn đề về nguồn cung đậu tương và bột đậu tương.
Ngày 26/10, Hiệp hội ngành TACN Trung Quốc đã phê chuẩn các tiêu chuẩn mới (được khuyến nghị) cho TACN lợn và gia cầm, giảm hàm lượng protein thô lần lượt 1,5% và 1%. Theo Rabobank, mục tiêu của công thức TACN hàm lượng protein thấp này nhằm giảm sự phụ thuộc vào đậu tương Mỹ.
Các tiêu chuẩn TACN mới này có tác động khác nhau lên các khía cạnh khác nhau của ngành chăn nuôi:
- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, Rabobank cho rằng tác động sẽ hạn chế do nhiều nhà sản xuất quy mô nhỏ vốn đã có tính linh động về công thức TACN, sử dụng công thức TACN đa dạng và dễ dàng thay thế nguyên liệu.
- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại miền bắc, bột đậu tương là một nguyên liệu TACN truyền thống. Do đó, Rabobank dự báo các tiêu chuẩn mới này sẽ tác động lên năng suất và hiệu quả hoạt động của họ. Các trang trại này cần tìm ra một nguyên liệu protein thay thế với chi phí tương đương.
- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại miền nam, nơi bột hạt cải là nguồn nguyên liệu dễ tiếp cận hơn bột đậu tương tại phía bắc, tác động sẽ tương đối nhỏ.
Tác động chính sẽ là chi phí. Trong khi giảm sử dụng bột đậu tương giúp giảm chi phí, việc chuyển từ đậu tương sang các nguyên liệu khác có thể làm tăng chi phí trong ngắn hạn. Duy trì hiệu quả kinh doanh sản xuất nông nghiệp đều đặn là một thách thức khác. Điều chỉnh công thức TACN thường cần một thời gian thử nghiệm cho đúng, trong thời gian đó, hiệu quả hoạt động chăn nuôi biến động thất thường. Bất chấp điều này, Rabobank ghi nhận một số câu chuyện thành công trong vài năm gần đây. Một số nhà sản xuất chăn nuôi lợn quy mô lớn đã điều chỉnh sang công thức TACN hàm lượng protein thâp từ trước, giúp giảm chi phí TACN và tạo ra các lợi thế mạnh về chi phí.
Về lý thuyết, TACN hàm lượng protein thấp là khả thi, nhưng thực tế là chính sách này trùng hợp với thời điểm dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang hoành hành và chiến dịch giảm sử dụng kháng sinh của Trung Quốc đang khiến các vấn đề thêm phức tạp.
Nếu các tiêu chuẩn mới này có hiệu lực, hàm lượng amino-acid của TACN hàm lượng protein thấp phải tương đương với của TACN hàn lượng protein cao. Do đó, bổ sung amino acids là cần thiết để bù đắp cho hàm lượng bột đậu tương giảm trong TACN. Đây là một cơ hội tốt để thúc đẩy sản xuất amino acid và enzyme. Các nhà sản xuất lysine, threonine, và methionine nội địa sẽ hưởng lựoi từ nhu cầu tăng trong khi sản xuất đang dư thừa công suất. Ứng dụng enzyme sẽ tăng lên cùng với thúc đẩy sử dụng nhiều loại bột hạt có dầu khác, như hạt bông và hạt cải, do các loại bột này cần có thêm enzyme để cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng do hàm lượng xơ cao của các loại bột này.
Công nghệ sản xuất TACN cũng sẽ nâng cấp theo đó. Các nhà sản xuất TACN cần tối ưu hóa thành phần nguyên liệu thô để đảm bảo mức độ sử dụng dinh dưỡng.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc châm ngòi cho các thay đổi về tiêu chuẩn TACN
Tại Trung Quốc, kể từ khi Trung Quốc áp thuế 25% lên đậu tương Trung Quốc, những người mua Trung Quốc gần như chấm dứt toàn bộ hoạt động mua đậu tương Mỹ. Thiếu nguồn cung đậu tương Mỹ, các nhà máy sản xuất TACN của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn về duy trì công thức TACN như cũ. Thiếu nguồn cung cũng đẩy giá bột đậu tương tại Trung Quốc tăng, gây áp lực mạnh về chi phí lên các trang trại chăn nuôi. Bắt đầu từ năm 2018, các loại bột có protein khác đang được làm nguyên liệu thay thế bột đậu tương trong công thức TACN, và tỷ lệ sử dụng bột đậu tương đang giảm xuống.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn TACN mới đẩy mức trần tăng lên đối với protein cho cả TACN lợn và gia cầm trong các chu kỳ khác nhau. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, các tiêu chuẩn mới này, nếu được triển khai toàn diện, có thể giảm tới 11 triệu tấn tiêu dùng bột đậu tương hàng năm của Trung Quốc, tương đương với 14 triệu tấn đậu tương. Về cơ bản, diễn biến này có thể giúp xóa bỏ chênh lệch cung cầu và giảm sự phụ thuộc vào đậu tương Mỹ. Với nhu cầu bột đậu tương thấp hơn, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc sẽ giảm và biên lợi nhuận nghiền đậu tương dự báo sẽ giảm do công suất hoạt động giảm.
Các bất ổn xung quan các cuộc thảo luận thương mại sắp tới giữa Mỹ - Trung Quốc
Cho tới nay, các tiêu chuẩn mới vẫn được khuyến khích thay vì bắt buộc. Các tác hân trong ngành có thể điều chỉnh các tỷ lệ TACN ở mức họ mong muốn. Với việc các cuộc thảo luận diễn ra thuận lợi, Trung Quốc có thể hoãn bắt buộc các tiêu chuẩn mới. Và như là một hành động thỏa hiệp, Trung Quốc thậm chí có thể đồng ý tăng nhập khẩu các hàng hóa nông sản từ Mỹ, bao gồm đậu tương. Nhờ đó, bột đậu tương vẫn duy trì tỷ lệ sử dụng cao trong TACN.
Theo Rabobank
Bình luận