0

Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp nên tập trung thúc đẩy chế biến sâu và gia tăng giá trị, đồng thời chủ động nắm lấy cơ hội từ những thay đổi trên thị trường do tác động của đại dịch COVID-19.

Dự báo tăng trưởng cao

Nhìn vào cả năm 2020, xuất khẩu tôm đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ. Theo ông Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT, so sánh với các nước đối thủ cạnh tranh khác trong năm 2020, Việt Nam có lợi thế do kiểm soát đại dịch COVID-19 tốt hơn. Các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU và Trung Quốc luôn ưu tiên mua tôm từ Việt Nam.

Trong khi các nước sản xuất tôm chính khác như Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan,… đều chịu tác động nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19, như sản xuất và vận chuyển hàng hóa đều đình đốn, giá tôm giảm dẫn tới sản xuất tôm suy yếu theo. Ngoài ra, chủ động xoay vòng thị trường, tận dụng những lợi thế từ những thay đổi trên thị trường do COVID-19, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với mỗi phân khúc thị trường, đã giúp các doanh nghiệp ngành tôm không chỉ duy trì mà còn tăng được doanh thu xuất khẩu. Do đó, xuất khẩu tôm đạt 3,7 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2019. Tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 135 thị trường thông qua 508 doanh nghiệp xuất khẩu. Các thị trường chính vẫn đạt mức tăng trưởng tích cực là: Mỹ với mức tăng 33%, EU 6,1%; Hàn Quốc 3,3%; và Anh 20,1%. Ngoài ra, để đạt mục tiêu tăng trưởng tốt về giá trị xuất khẩu, nguồn cung nội địa cũng đóng vai trò quan trọng.

Trong những tháng đầu năm 2020, sản xuất tôm đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, cùng với tình hình xâm mặn nghiêm trọng tại nhiều vùng nuôi chính, dẫn tới suy giảm sản lượng tôm nước lợ, đặc biệt là tôm sú. Đến cuối năm 2020, sản xuất tôm nước lợ phục hồi và dịch bệnh được kiểm soát. Xuất khẩu tôm nước nợ cũng phục hồi, dịch bệnh trên tôm nuôi được đưa vào tầm kiểm soát, giúp sản lượng tôm nước lợ tăng trưởng tốt, đảm bảo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu.

Theo Tổng cục Thủy sản, trong năm 2020, sản lượng tôm sú đạt 267.700 tấn, tăng 1% so với năm 2019 và tôm thẻ chân trắng đạt 632.300 tấn, tăng 8,5% trong cùng kỳ so sánh. Tại tỉnh Cà Mau, trong những tháng đầu năm 2020, nhiều nhà nhập khẩu thủy sản bị hoãn, tạm ngừng hoặc hủy đơn hàng, khiến hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chính phủ cùng các bộ ban ngành và địa phương đã ngay lập tức triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm đảm bảo sản xuất và kinh doanh bình ổn.

Đồng thời, EVFTA có hiệu lực đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào các nước EU: đến hết năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản và EU đạt gần 100 triệu USD, chiếm gần 9,7% giá trị xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau và tăng hơn 400% so với năm 2019. Các chuyên gia cho rằng nếu hoạt động nuôi và chế biến được đảm bảo, các cột mốc tăng trưởng xuất khẩu tôm năm 2021 sẽ đạt được. Việc vắc xin COVID-19 đã sẵn sàng cùng với những lợi thế từ FTAs mà các doanh nghiệp tận dụng sẽ là một động lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm trong năm 2021.

Các dự báo này là có cơ sở khi từ đầu năm 2021, 8 container hàng hóa với hơn 160 tấn tôm thuộc sở hữu của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tại KCN Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, đã được xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng của Việt Nam là EU, Mỹ và Nhật Bản. Đây là dấu hiệu tốt cho xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2021.

Tận dụng các cơ hội

Theo các chuyên gia trong ngành thủy sản, trong năm 2021, việc Việt Nam có thể kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 và các thỏa thuận thương mại song phương với các nước khác sẽ tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu tôm thế giới sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, trong khi nhu cầu thủy sản chế biến để ăn tại nhà sẽ tăng mạnh. VASEP dự báo rằng xuất khẩu tôm sẽ đạt 4 – 4,4 tỷ USD trong năm 2021. Tuy nhiên, để tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu tốt, cần phải có những giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, cần tổ chức quản lý sản xuất và quản lý các giống tôm nuôi phù hợp, kiểm soát tốt dịch bệnh và đảm bảo chất lượng nguồn cung con giống, tránh các rủi ro sản xuất để ổn định nguồn cung, tăng chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, cần đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô với sản lượng và chất lượng đầy đủ, đặc biệt ở giai đoạn nuôi, bằng cách áp dụng khoa học công nghệ mới.

Thứ ba, cần phải tận dụng các cơ hội mở rộng thị trường thông qua tăng công suất nguồn cung để bù đắp những thiếu hụt trong sản xuất do các nước cung cấp khác đang chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, tác động đến chuỗi sản xuất và cung ứng; cần phải tăng khả năng cạnh tranh và thị phần trên các thị trường lớn, chiến lược như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh. Cần cải thiện chất lượng các sản phẩm xuất khẩu, tận dụng các lợi thế thuế đối với các sản phẩm tôm nuôi nguồn gốc hoàn toàn từ Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs).

Để triển khai hiệu quả các giải pháp trên, theo ông Trần Công Thắng, cần cải thiện công suất chế biến của các doanh nghiệp, tập trung vào đầu tư công nghệ, chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu của các thị trường nhập khẩu. Các doanh nghiệp nên phát triển các sản phẩm chế biến sâu và GTGT cao để phục vụ đa dạng các phân khúc thị trường và khách hàng. Các doanh nghiệp và nông dân cần chuẩn bị tốt các điều kiện và thả nuôi theo lịch thời vụ năm 2021. Cần phải gắn tầm quan trọng của ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát tạp chất, dư lượng hóa chất và kháng sinh trong các sản phẩm tôm để đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, cần tăng cường các mối liên kết giữa các đơn vị trong chuỗi sản xuất để cải thiện chất lượng, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc và tiếp tục tăng tỷ trọng hàng hóa GTGT trong xuất khẩu. Cần nhân rộng các mô hình hiệu quả và các chuỗi sản xuất, đồng thời duy trì và phát triển thị trường đầu ra.  Cần tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để thúc đẩy các sản phẩm thủy sản, bao gồm tôm chế biến, tìm kiếm các thị trường mới và hướng tới xuất khẩu bền vững.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản