Chính sách

Các nhà xuất khẩu Việt Nam thảo luận các rủi ro phòng vệ thương mại trên thị trường Mỹ

0

Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần chủ động xác định các rủi ro và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính phủ để phản ứng trước các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu ngày càng phức tạp, đặc biệt là Mỹ, có xu hướng tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại.

Các chuyên gia từ Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) đã đề cập vấn đề này trong một hội thảo về các vấn đề pháp lý khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại thành phố này vào ngày 21/1. Ông Trần Phú Lữ, phó giám đốc ITPC, cho biết: “Việt Nam đã tham gia nhiều FTAs, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa với ưu đãi thuế, cải thiện khả năng cạnh tranh và doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều cuộc điều tra và các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm trong nước cũng tăng lên”.

Theo thống kê từ Bộ Công thương, đến cuối năm 2020, cơ quan này ghi nhận và xử lý 193 vụ kiện phòng vệ thương mại trên thị trường quốc tế đối với hàng hóa Việt Nam, bao gồm 108 vụ kiện chống bán phá giá, 22 vụ kiện đối kháng, 23 vụ kiện trốn thuế và 40 vụ kiện tự phòng vệ. Cho đến nay, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đang trong các cuộc điều tra phòng vệ thương mại có giá trị lên tới 12 tỷ USD. 32 cuộc điều tra mới khởi động trong năm 2020, tăng gấp đôi so với năm 2019. Phần lớn hàng hóa là đối tượng của các cuộc điều tra phòng vệ thương mại là kim loại, dệt may, thủy sản, gỗ dán, vật liệu xây dựng và hóa chất, vốn là các hàng hóa thế mạnh của Việt Nam.

Các thị trường thường xuyên tiến hành các cuộc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam bao gồm Mỹ, Ấn Độ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Úc, chiếm 62% tổng số vụ kiện phòng vệ thương mại lên hàng hóa Việt Nam, Bộ Công thương cho hay. Cơ quan này cũng cho biết thêm các nước ASEAN cũng đang chủ động điều tra phòng vệ thương mại với 38 vụ việc, chiếm 20% tổng số vụ việc.

Ông Lữ cho biết với hệ thống pháp lý phức tạp, các nhà xuất khẩu Việt Nam luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Hàng năm số lô hàng nhập khẩu xuất xứ Việt Nam bị kiện và bị yêu cầu tiêu hủy hoặc trả lại người bán đang ngày một tăng lên. Ngoài ra, nhiều hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam dễ rơi vào tầm ngắm của các đợt điều tra và kiện phòng vệ thương mại, gây ra nhiều khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nên họ cần chú ý theo dõi thông tin khi muốn tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ”.

Ông C. Matthew, luật sư tại Dentons International Law Firm, cho biết: “Mỹ là thị trường tiêu dùng lớn và là đối tác thương mại nhiều nước muốn đặt chân vào. Tuy nhiên, đây là thị trường với nhiều rủi ro pháp lý, đặc biệt khi các chính sách phòng vệ thương mại ngày càng tăng cường trong thời gian gần đây. Mỹ sẽ điều chỉnh các chính sách thương mại khác nhau để bảo vệ lợi ích quốc gia theo nhiều giai đoạn với nhiều đối tác khác nhau”. Ông Matthew cho biết Mỹ có xu hướng tăng giám sát đối với các hàng hóa và đối tác thương mại có thặng dư thương mại lớn, tăng bất thường và nhanh trong thời gian ngắn và đặc biệt quan tâm tới vấn đề xuất xứ hàng hóa. Ông Matthew cho biết do các điều kiện thuận lợi như thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tăng sản xuất hướng tới xuất khẩu, tận dụng được lợi thế gián đoạn chuỗi cung ứng và thâm hụt trên thị trường Mỹ, Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường này. Tuy nhiên, ông cho biết thêm việc tăng quá mạnh giá trị xuất khẩu một số hàng hóa sẽ làm tăng rủi ro đối mặt với các vụ kiện và biện pháp phòng vệ thương mại. Nếu thuế áp lên một sản phẩm thì có thể tác động tới toàn ngành và khiến nhiều bnhà sản xuất phải rời bỏ thị trường bởi mức thuế phòng vệ thương mại của Mỹ thường ở mức rất cao.

Ông Diệp Quốc Kế, CEO của ASIA Golden Link INC, khuyến nghị rằng: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đề xuất các nhà xuất khẩu xác định các rủi ro để tránh các cuộc điều tra hoặc các vụ kiện về phòng vệ thương mại, đặc biệt đối với thị trường Mỹ. Ông Kế cho rằng các doanh nghiệp phải hiểu hệ thống pháp lý của Mỹ và luật liên bang cũng như các luật lệ riêng của từng bang và tầm quan trọng của hiểu đối tác thương mại để tránh các giao dịch có rủi ro cao.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm từ một nước thứ 3 để chế biến rồi xuất khẩu sang Mỹ cần đặc biệt chú ý tới lịch sử giao dịch của hàng hóa giữa Mỹ và nước thứ 3 và không sử dụng nguyên liệu thô hay các sản phẩm mà Mỹ đnag áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cho xuất khẩu, nếu không tất cả các sản phẩm từ Việt Nam sẽ là đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại tương tự. Thay vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu và tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa từ Mỹ để phục vụ sản xuất – tiêu dùng nội địa.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài trước

Các chính sách phòng vệ thương mại đối với đường Thái Lan giúp khôi phục ngành đường nội địa

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách