0

Trung Quốc là nước sản xuất quả vải lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, vải từ Trung Quốc đang vươn ra ngày càng nhiều thị trường quốc tế và lượng xuất khẩu cũng đang tăng ổn định. Hiện mùa nở hoa đang cận kề, nhưng do La Nina,  các khu vực sản xuất chính đang đối mặt nhiều khó khăn. Wang Gaihua, lãnh đạo cơ quan quản lý bộ phận vải tại Guangdong Jieshi Agricultural Technology Co., Ltd., vừa có bài trình bày về triển vọng sản xuất vải của Trung Quốc trong niên vụ tới.

Vị quản lý này nhìn lại những mùa vụ gần đây. “Trung Quốc là nước có diện tích trồng vải và sản lượng vải cao nhất thế giới. Diện tích trồng vải tại Trung Quốc chiếm khoảng 52,6% tổng diện tích trồng vài toàn cầu. Năm 2018 là năm sản lượng cao kỷ lục với 3 triệu tấn, chiếm khoảng 61,34% tổng sản lượng vải toàn cầu. Do ra trái quá mức, cây vải không phục hồi hoàn toàn được vào vụ năm 2019, kèm theo thời tiết bất lợi, dẫn tới sản lượng vải năm 2019 giảm mạnh. Trong năm 2020, tỷ lệ đậu quả phục hồi và nông dân tích cực chăm bón hơn, nên sản lượng vải của Trung Quốc tăng trở lại mức khoảng 2,55 triệu tấn”.

Mặc dù điều kiện sản xuất và thị trường của một số phân khúc trái cây lớn không tốt như những năm trước do COVID-19, ngành vải không bị tác động lớn. “Cuộc khủng hoảng y tế trong nước giảm bớt trong tháng 4 trong khi nguồn cung vải chỉ xuất hiện vào giữa tháng 5 và mùa tiêu thụ cao điểm kéo dài tới cuối tháng 7. Trong giai đạn này, nền kinh tế Trung Quốc dần phục hồi và các loại trái cây có mặt trên thị trường ít hơn nên quả vải không phải quá cạnh tranh với các loại trái cây khác. Ngoài ra, các kênh kinh doanh mới như thương mại điện tử đang phtát triển thực sự nhanh. Do đó, doanh số năm 2020 trên thị trường Trung Quốc khá ấn tượng, và giá bán thậm chí còn cao hơn những năm trước”, bà Wang chia sẻ. “Về khía cạnh xuất khẩu, châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và Trung Đông là các thị trường xuất khẩu vải chính của Trung Quốc. Trong khi các nước xuất khẩu khác vẫn đang vật lộn với COVID-19, tình hình được kiểm soát hiệu quả tại Trung Quốc. Sự tin tưởng ngày càng tăng lên về các trái cây Trung Quốc xuất khẩu cũng giúp mở rộng hoạt động thương mại”.

Vải thường được xuất khẩu qua đường biển, có cước vận chuyển thấp. Trong 3 năm qua, các chuyến bay chở hàng trở nên thường xuyên hơn. Các chuyến bay này có thể giảm thời gian logistics từ 30 ngày xuống còn khoảng 2 ngày, đảm bảo tốt hơn độ tươi của trái cây và giúp cải thiện mạnh mẽ khả năng cạnh tranh của quả vải Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Hiện nhiều loại vải được vận chuyển bởi các chuyến bay chở hàng chủ yếu là các loại vải cao cấp như Xianjinfeng, Jinggang Hongnuo, và Lingfengnuo. Các giống vải phổ thông như Heiye, Feizixiao và Yuhebao vẫn chủ yếu vận chuyển bằng đường biển.

Là một loại trái cây nhanh hỏng, vải có những đòi hỏi kỹ thuật cao về sản xuất, thu hoạch, và quản lý logistics. Các kỹ thuật quản lý trồng trọt, việc sử dụng các cơ sở hạ tầng để duy trì độ tươi ngon, biên độ nhiệt độ của vận chuyển chuỗi lạnh và công nghệ đóng gói sản phẩm đều tác động lớn lên chất lượng khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Hiện các vùng sản xuất chính tại Trung Quốc đều bước vào giai đoạn quản lý trồng trọt quan trọng cho niên vụ 2021. Các giống vải thu hoạch sớm như Sanyuehong đã nởi hoa và giống Feizixiao bắt đầu cho đậu quả. “Chúng tôi đều bị tác động mạnh bởi La Nina trong năm nay và thời tiết khá bất thường. Trong tháng 10, trời mưa và không đủ ánh nắng nên chất lượng ra hoa bị tác động phần nào. Đồng thời, tình hình này có thể châm ngòi cho dịch bệnh và côn trùng. Thời tiết bất lợi chắc chắn sẽ làm gia tăng khó khăn cho những người trồng vải”, ông Wang cho biết. Ông chia sẻ các nỗ lực từ Jieshi Nongke, một nhà cung cấp dịch vụ công nghệ xử lsy nông sản rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. “Thứ nhất, thời tiết bất thường tác động lớn tới năng suất, vốn thường được phản ánh ngay từ quá trình ra hoa và đậu quả. Chúng tôi cũng đnag nghiên cứu cách cải thiện sức khỏe cây trồng và khả năng kháng cự thời tiết bất lợi trong các giai đoạn quan trọng, qua đó cải thiện tỷ lệ ra hoa và đậu quả, đảm bảo năng suất. Thứ hai, chúng tôi cung cấp giải pháp công nghệ sinh học cho toàn bộ chu kỳ sản xuất, giảm sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, giúp hoạt động trồng vải trở nên thân thiện môi trường, an toàn và ngon hơn”.

Khi nói về sự phát triển của ngành vải Trung Quốc trong vài năm tới, nhà quản lý này cho biết Trung Quốc, với vị thế là nước sản xuất vải lớn nhất thế giới, đã tiếp cận được ngày càng nhiều nước, và lượng xuất khẩu cũng đang tăng ổn định. Chính phủ hỗ trợ lớn cho ngành này. Kể từ khi thiết lập hệ thống công nghệ vải và nhãn trên toàn quốc, nhiều nỗ lực đã được triển khai để hỗ trợ cho các khu vực sản xuất và cải thiện giống, các kỹ thuật trồng, sử dụng đầu vào nông nghiệp, kinh doanh, xây dựng thương hiệu, tập huấn người trồng và đào tạo kinh tế. Hiện Trung Quốc có 7 khu vực trồng vải chsinh, bao gồm Hải Nam với loại vải thu hoạch siêu sớm, miền tây Quảng Đông và tây nam Quảng Tây với giống vải thu hoạch sớm, miền trung Quảng Đông và miền nam Quảng Tây cho giống vải thu hoạch bình thường, miền nam Phúc Kiến với loại vải thu hoạch muộn, miền nam Tứ Xuyên cho loại vải thu hoạch siêu muộn và vùng đồng bằng Vân Nam. Sự phát triển khép kín của các ngành sơ cấp, thứ cấp và giáo dục đã bắt đầu tăng tốc. Do đó, tôi nghĩ rằng trong 3 – 5 năm tới, triển vọng của ngành vải Trung Quốc vẫn rất ấn tượng. Thông qua sự khép kín của toàn chuỗi ngành, tôi chắc chắn chúng ta sẽ mang vải Trung Quốc tới toàn thế giới”.

Theo Fresh Plaza

Admin

Hơn 5.000 tấn vải tươi xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

Bài trước

Gần 200 thương nhân Trung Quốc được phép vào Việt Nam mua vải

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả