0

Đại dịch đã mở ra một chiều kích mới đối với những thách thức để giữ cho chuỗi cung ứng thực phẩm hiện đại vận hành.

Thực phẩm nằm trong số những vấn đề thiết yếu của cuộc sống và duy trì các chuỗi cung ứng phức tạp này luôn luôn là thách thức, không chỉ riêng trong giai đoạn đại dịch. COVID-19 cũng làm thay đổi hành vi tiêu dùng, buộc các công ty ở mọi quy mô trong ngành nông nghiệp và thực phẩm phải suy nghĩ lại về cách họ làm kinh doanh.

Nông nghiệp là một phần quan trọng trong phần lớn các nền kinh tế Đông Nam Á, chiếm tới 12,7% GDP tại Indonesia, 7,3% tại Malaysia, 8,8% tại Philippines, 8% tại Thái Lan và 14% tại Việt Nam, theo dữ liệu của World Bank. Bất chấp những thách thức mới, chuỗi cung ứng thực phẩm tại châu Á vẫn vận hành bền bỉ trong suốt đại dịch, theo báo cáo mang tên "Mapping Asia's Food Trade and the Impact of Covid-19" do hãng nghiêm cứu Oxford Economics và Food Industry Asia.

Tuy nhiên, những gián đoạn nghiêm trọng trong ngành hàng không đe dọa các tuyến vận chuyển chính của nhiều chuỗi cung ứng, đặc biệt là các sản phẩm dễ hỏng và có giá trị cao. Đồng thời, lao động trong ngành nông nghiệp, chế biến thực phẩm và phân phối không thể tới chỗ làm trong các giai đoạn phong tỏa. May mắn là phần lớn các chính phủ miễn trừ lao động nghỉ làm trong các ngành thiết yếu.

Các chính phủ đang thích ứng nhanh. Tại Indonesia, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) đã ban hành các hướng dẫn về an toàn thực phẩm và vệ sinh thực phẩm. Tại Malaysia, Bộ Công thương quốc tế đã tham vấn ngành về các vấn đề đang tác động lên ngành. Trong khi đó, Việt Nam có thời gian hạn chế xuất khẩu một số loại thực phẩm để ngăn ngừa khả năng tăng giá trên thị trường nội địa. Ngay cả xuất khẩu gạo cũng từ bị cấm từ cuối tháng 3 tới ngày 1/5.

Đối diện những thách thức

Việt Nam thu hút sự chú ý lớn của thế giới khi kìm hãm thành công các đợt bùng phát COVID-19, đặc biệt khi làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát tại tỉnh miền Trung – Đà Nẵng. Nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đang đối diện với một cuộc khủng hoảng khác: Dịch tả lợn (ASF). “Ngành chăn nuôi lợn là một phần quan trọng của ngành thực phẩm tại Việt Nam”, theo chủ tịch  Charoen Pokphand (CP) Việt Nam Montri Suwanposri, công ty con của CP Group tại Việt Nam. Thịt lợn chiếm 73% tổng tiêu dùng thịt tại Việt Nam, trong khi tiêu dùng thịt lợn trên đầu người tại Việt Nam là 30,34 kg/người/năm, gần gấp 3 mức tiêu dùng tại Thái Lan.

Cũng như với COVID-19, “dịch tả lợn chưa vắc xin”, ông Montri cho hay. Dịch tả lợn có mức độ lây nhiễm cao, đã được biết đến nhiều năm qua, bắt nguồn từ châu Phi và lây lan sang châu Âu, sau đó sang Nga và Trung Quốc, thâm nhập vào Việt Nam thông qua biên giới đường bộ và lây lăn trên khắp cả nước. “Bất chấp những biện pháp ngăn ngừa mạnh mẽ mà chính phủ Việt Nam đã thực thi, một khi dịch bệnh đã nổ ra, thiệt hại là không thể tránh khỏi”, ông Montri nhấn mạnh.

Các giải pháp tại chỗ đang được tăng cường, bắt đầu từ cổng trại, bằng cách hạn chế số người ra vào khu vực nuôi. “Ai đang trong trại nuôi thì ở nguyên trong trại nuôi”, ông Montri cho biết. Khoanh vùng nuôi cũng được áp dụng, cùng với lưới và các trạm khử trùng, và giảm lây nhiễm, TACN lợn được vận chuyển và giao hàng trong các xe tải kín (silo) và cho ăn qua các máng tự động. “Giải pháp tương tự cũng được lắp đặt ở tất cả các trại nuôi đối tác của chúng tôi”, ông Montri cho biết.

Mặc dù Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp lớn, nông dân sản xuất quy mô nhỏ chiếm gần 50% tổng quy mô chăn nuôi lợn, ông Montri cho hay. Sau khi thiệt hại gần 6 triệu con lợn, tương đương 23% tổng quy mô chăn nuôi lợn do dịch tả lợn trong năm 2019, Việt Nam ghi nhận dịch tái diễn trong năm 2020. Tính tới tháng 8/2020, 43.150 con lợn bị chết và tiêu hủy, dẫn tới sản lượng thịt lợn giảm và giá tăng chưa từng có. Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, ông Montri cho biết chính phủ Việt Nam liên tục khuyến khích nhập khẩu thịt lợn và hỗ trợ tái đàn, giải quyết vấn đề giá và thị trường nội địa.

Nuôi tôm cũng là một ngành lớn khác tại Việt Nam – nước xuất khẩu tôm lớn thứ 3 thế giới, theo ông Montri. Và trong khi thị trường tôm trong nước vẫn chưa bị tác động rõ rệt bởi đại dịch, lĩnh vực xuất khẩu đã bị tác động ít nhiều.

Trải qua vấn đề dịch tả lợn, ông Montri cho biết CP nhận ra sự khẩn cấp của các biện pháp phòng ngừa cần thiết khi đối mặt với COVID-19. Ông cho biết công ty đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ để đối phó với cả dịch tả lợn và COVID-19. “Chúng tôi cung cấp thông tin chúng tôi biết về ASF cho chính phủ, ngay khi dịch xảy ra và cách bảo vệ, giải quyết vấn đề, trong khi chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh”.

Xu hướng hiện nay

Đông Nam á bắt đầu nổi lên là một nơi an toàn hơn cả trong đại dịch, các nhà làm chính sách đang tìm cách để lèo lái tăng trưởng kinh tế bền vững. Xây dựng các ngành thực phẩm giá trị cao là một trong 5 trụ cột tăng trưởng the báo cáo gần đây của McKinsey & Company, "Reimagining Emerging Asean in the Wake of Covid-19". Bốn trụ cột khác đang tiến trước như các trung tâm chế biến, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản và thân thiện môi trường, chuẩn bị cho một tương lai số hóa, và tiến hành điều chỉnh kỹ năng phù hợp với quy mô lớn hơn. “5 xu hướng này thực tế hỗ trợ lẫn nhau”, theo Tunnee Sinburimsit, đối tác tại McKinsey Thailand.

Thương mại nội châu Á tăng 4 lần trong giai đoạn 2000 – 2017, so với mức tăng toàn cầu chỉ ở mức 2,8 lần, bà Tunnee chỉ ra, khi ASEAN chứng kiến mức tăng trưởng tiêu dùng mạnh trong 2 thập kỷ qua. Ngoài ra, 67% lãnh đạo doanh nghiệp tại châu Âu và 80% tại Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và sản xuất thâm dụng lao động ra khỏi Trung Quốc, theo QIMA, và hiện đang chú ý tới ASEAN.

Các trung tâm chế biến hiện đại sẽ thu hút thương mại và đầu tư vào khu vực và cũng hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng thân thiện môi trường và chuyển đổi số. “Nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng tại Đông Nam Á”, bà Tunnee cho hay, xác định 2 con đường tăng trưởng: thúc đẩy năng suất của nông dân sản xuất nhỏ để củng cố khả năng cạnh tranh của sản xuất thượng nguồn trong nước và mở rộng vào hạ nguồn của chuỗi giá trị. Các nhà sản xuất nhỏ đặc biệt cần tiếp cận mạnh hơn vào các hệ thống công nghệ và quản lý cũng như vốn lưu động và trong nhiều trường hợp, hành động từ phía chính phủ là cần thiết.

Các chính sách cần để hỗ trợ để các sản phẩm tài chính sẵn có cho các nhà sản xuấ nhỏ, một hệ thống sinh thái số dễ dàng kết nối nông dân với các khoản vay siêu nhỏ, tư vấn tài chính và thông tin, cũng như tiếp cận thị trường nội địa và quốc tế.

Ngành nông nghiệp có thể áp dụng thêm công nghệ để cải thiện năng suất và đảm bảo an ninh sinh học. Tuy nhiên, một lực lượng lao động với những kỹ năng thiết yếu để đạt các mục tiêu lớn hơn như gia tăng giá trị. Mở rộng vào các lĩnh vực hạ nguồn cho phép thâu tóm giá trị lớn hơn. Quá trình này có thể hoàn thành thông qua chế biến, đóng gói và bán lẻ,

Tại châu Á – nơi hàng triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu hàng năm và ngày càng nhiều người sống tại các thành thị - thực phẩm đóng gói có cơ hội lớn. “Dư địa tăng trưởng cho thực phẩm đóng gói rất lớn”, bà Tunnee nhấn mạnh rằng tiêu dùng thực phẩm đóng gói của các nước ASEAN thấp hơn nhiều so với mức trung bình thế giới, ngoại trừ Malaysia. Tiêu dùng thực phẩm đóng gói tại Philippines và Thái Lan chỉ ở mức khoảng 58% và 60% trong tổng doanh số thực phẩm và đồ uống, so với 77% tại Trung Quốc và 81% tại Anh. Để mở rộng mạnh hơn về hạ nguồn chuỗi giá trị, các chính sách cần phải thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như các thị trường trực tuyến để thuận lợi hóa thương mại nguồn cung thực phẩm.

Tới tương lai

“Ngành thực phẩm đang bùng nổ với tăng trưởng cao”, theo ông Montri của CP Việt Nam. Trước đây, tiêu dùng hộ gia đình là động lực chính nhưng do thu nhập hộ gia đình tăng, tiêu dùng tại nhà hàng và các bữa ăn liền sẽ tăng lên. “Thu nhập càng cao thì người ta càng cần sự thuận tiện”, ông nhấn mạnh.

Người tiêu dùng muốn thực phẩm tiện lợi, nhanh và an toàn vệ sinh, đồng thời vẫn ngon. Mọi công ty trong ngành phải giữ những yếu tố này trong tư duy, ông Montri nhấn mạnh, Tiếp cận nhanh và thuận tiện là thiết yếu, với sự thâm nhập của internet và các nền tảng giao hàng trực tuyến đang làm tăng kỳ vọng của khách hàng về mức độ hài lòng. “Thị trường thực phẩm ăn liền vẫn mới tại Việt Nam nhưng đang tăng trưởng nhanh”, ông Montri cho biết thêm CP Việt Nam đang bắt nhịp với xu hướng này. “Chúng tôi nỗ lực chế biến những gì chúng tôi có”, bao gồm gia cầm, lợn, cá và tôm, vào đa dạng các loại thực phẩm có thể góp phần vào nhiều kênh phân phối, bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến.

Để thuyết phục người tiêu dùng mua thực phẩm đóng gói thì yêu cầu tính sẵn có, kênh phân phối, nhận thức và sáng tạo sản phẩm phù hợp với những gì người tiêu dùng đang tìm kiếm, bà Tunnee cho biết. “Giá và mức độ phù hợp túi tiền cũng là các yếu tố quan trọng tại các nước ASEAN. Các kênh phân phối đang thay đổi do COVID-19. Ứng dụng kênh trực tuyến đang tăng mạnh”, bà cho rằng các công ty cần bắt kịp sự thay đổi này.

Trong khi đó, ở khu vực thượng nguồn, trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu có thể giúp nông dân tránh các thử nghiệm tốn kém và mất thời gian. AI có thể giải nghĩa hình ảnh ruộng đồng để quyết định thời gian thu hoạch cũng như dự báo thời tiết để lịch trình sản xuất thích ứng theo. Ở khu vực hạ nguồn, AI đang được sử dụng để giúp các nhà sản xuất thực phẩm và bán lẻ phân loại hàng hóa theo hình dáng để giảm thiểu thờigian phân loại và loại bỏ thực phẩm hỏng. Các thuật toán cũng có thể giúp tăng doanh thu và nhu cầu, cho phép các nhà bán lẻ điều chỉnh nguồn cung tương ứng.

Các nền tảng thương mại điện tử như Alibaba và Taobao tại Trung Quốc, có thể giúp kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng để người bán biết chính xác nhu cầu đối với các sản phẩm. Theo quan điểm của bà Tunnee, các nền tảng này có thể giúp lấp đầy khoảng cách logistics hành trình vận chuyển thực phẩm tới bàn ăn.

Theo Bangkok Post

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc