0

Theo thông báo từ Bộ trưởng Bộ Thực phẩm Bangladesh ngày 27/12, Bangladesh sẽ giảm thuế nhập khẩu gạo để tăng tích trữ và giảm nhiệt giá gạo nội địa hiện đang ở mức cao kỷ lục. Bộ trưởng Sadhan Chandra Majumdar cho biết thuế nhập khẩu gạo sẽ giảm từ 62,5% xuống còn 25%.

Bangladesh vốn là nước sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới, nổi lên trở thành nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới trong thời gian gần đây do tồn kho cạn kiệt và giá gạo nội địa cao kỷ lục sau hàng loạt đợt lũ lụt lớn tàn phá mùa màng. Bangladesh sản xuất khoảng 35 triệu tấn gạo hàng năm nhưng gần như toàn bộ sản lượng gạo nội địa dùng để phục vụ thị trường nội địa quy mô hơn 160 triệu dân. Bangladesh thường phải nhập khẩu gạo để ứng phó với tình trạng thiếu hụt cục bộ gây ra bởi lũ lụt hoặc hạn hán. “Chúng tôi đang cho phép nhập khẩu gạo có chừng mực để đảm bảo cả người tiêu dùng lẫn nông dân đều không bị thiệt hại”, ông Majumdar cho hay. “Các nhà nhập khẩu gạo sẽ phải có giấy phép từ Bộ Thực phẩm trước ngày 10/1. Sau đó Bọo sẽ quyết định lượng nhập khẩu gạo họ có thể giao dịch”.

Chính phủ Bangladesh cũng đang tích cực tăng cường kho dự trữ khi đặt mục tiêu nhập khẩu 500.000 tấn gạo trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6/2021. Bangladesh đang trong quá trình hoàn thành mua 150.000 tấn gạo từ Ấn Độ - giao dịch song phương đầu tiên giữa hai nước liên quan đến gạo. Chính phủ Bangladesh cũng đang tổ chức hàng loạt phiên đấu thầu để mua gạo trong những tuần gần đây.

Sản lượng lúa mùa mưa – hay vụ chính Aman – dự báo giảm tới 15% trong năm nay, chủ yếu do lũ lụt liên miên và lượng mưa quá lớn, theo Bộ Nông nghiệp Bangladesh cho hay. Với tình hình này, sản lượng lúa chính phủ Bangladesh có thể thu mua sẽ giảm trong bối cảnh sản lượng thu mua lúa vụ mùa cũng thấp hơn so với mức mục tiêu.

Theo Reuters

Admin

Sản lượng gạo Ấn Độ sẽ tăng trong năm 2024 bất chấp mưa lớn

Bài trước

Mưa lớn gây thiệt hại cho mùa màng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách