Biểu đồ

Cơ hội cho gạo Việt Nam củng cố vị thế trên thị trường toàn cầu

0

Vào cuối năm 2020, thời tiết miền Nam bắt đầu lạnh hơn và đây cũng là thời điểm nước tại các cánh đồng hạ nguồn bắt đầu rút. Nhiều nông dân dọc quốc lộ 61C, kết nối các tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ, đang hối hả cày đồng để gieo giống vụ đông xuân.

Ông Thiều Văn Hải, giám đốc HTX Nông nghiệp Hải Thanh tại tỉnh Hậu Giang, và các nông dân thành viên tiếp tục lựa chọn các giống gạo thơm cho sản xuất. Đây là một bước tiến quan trọng của nông dân ĐBSCL, mở ra nhiều cơ hội để xây dựng thương hiệu tại thị trường phương Tây.

Không phải ngẫu nhiên mà ông Thiều Văn Hải được nông dân huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang lựa chọn làm giám đốc HTX Hải Thanh. Ông Hải là người tiên phong trồng loại lúa gạo thơm trong 15 năm qua. Với diện tích trồng lúa 1,5ha, thu nhập từ gạo thơm cao hơn 20 – 30% so với các giống lúa gạo thường, giúp ông tích lũy tài chính để mở rộng diện tích trồng lúa gạo thơm lên tới 6,6ha. Ông Hải trở thành một trong những điển hình cho nông dân trong HTX đồng loạt trồng lúa gạo thơm.

Theo Bộ NNPTNT, trong vụ đông xuân năm 2020 – 2021, ĐBSCL có diện tích trồng lúa hơn 1,55 triệu ha, dự kiến sản lượng đạt 10 triệu tấn. Có nhiều khả năng trong mùa khô năm 2021, xâm mặn và hạn hán sẽ đến sớm và khốc liệt. Các tỉnh như Kiên Giang, Hậu Giang, và Tiền Giang bị tác động nặng nề bởi xâm mặn và hạn hán, buộc phải xuống giống sớm để tránh xâm mặn vào cuối vụ. Hơn 5 năm trước, tỷ trọng sản lượng lúa cấp thấp khá cao trong cơ cấu sản xuất, khi nông dân vẫn sử dụng giống lúa IR50404, chiếm tới 30 – 40%. Vào thời điểm đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam luôn thấp hơn nhiều so với giá gạo Thái trên thị trường. Nhưng hiện tình hình đã thay đổi.

“Các giống lúa gạo chất lượng cao hiện chiếm tới khoảng 80% diện tích trồng lúa, trong khi các giống lúa cấp thấp như IR50404 chỉ chiếm chưa đến 8%. Đáng chú ý, tỷ trọng các giống lúa ST tăng từ 3% lên 5%”, theo ông Trần Chí Hùng, giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho hay.

Theo sau các tỉnh Trà Vinh và Đồng Tháp, nông dân tại tỉnh Hậu Giang hiện đang chuyển sang mô hình sản xuất lúa thông minh. Ông Trần Văn Đăng, một thành viên của HTP Hải Huỳnh tại xã Vị Thủy, là một trong những nông dân Hậu Giang hăng hái tham gia vào sản xuất lúa gạo thông minh. Sau 3 vụ sử dụng mô hình này, ông Trần Văn Đăng cho biết mô hình trồng lúa gạo thông minh giúp ông có thêm kiến thức và hiểu thêm các kỹ thuật trồng lúa để thích ứng xu hướng mới trước diễn biến của biến đổi khí hậu. Lợi nhuận cũng cao hơn từ 20 – 30% so với phương pháp trồng lúa thông thường. Gia đình ông thu nhập 75 triệu USD từ 2ha trồng lúa vụ đông xuân vừa qua.

Kỹ sư nông nghiệp Hồ Quang Cua, cha đẻ các giống lúa thơm ST, lạc quan rằng các giống lúa chất lượng cao hiện chiếm khoảng 1 triệu ha đất trồng lúa tại ĐBSCL và giống lúa cấp thấp IR50404 đang dần thu hẹp. Các giống lúa ST24 và ST25, gần đây liên tục chiến thắng các giải thưởng quốc tế, đã chiém 1/3 diện tích trồng lúa tại bán đảo Cà Mau. Gần 1/3 nông dân tại ĐBSCL được xếp hạng những nông dân giỏi nhất châu Á. Đây là nền tảng để gạo Việt Nam củng cố vị thế trên thị trường quốc tế.

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu trong tháng 12/2020 dao động trong khoảng 460 – 520 USD/tấn. Đây là lần đầu tiên trong 5 năm qua, mức giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt 450 USD/tấn. Dự kiến xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt 6 triệu tấn trong năm 2020. Xuất khẩu gạo Việt Nam ở mức cao trong năm 2020 do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhu cầu của thị trường thế giới. Tuy nhiên, điểm quan trọng là chất lượng gạo được cải thiện và duy trì ổn định nên cạnh tranh tốt với gạo Thái Lan, theo ông Nguyễn Trung Kiên, tổng giám đốc Gentraco tại thành phố Cần Thơ cho hay.

Nhìn lại xuất khẩu gạo năm 2020, các doanh nghiệp tại ĐBSCL phấn khởi khi Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào tháng 8. Đây là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường EU. Theo đó, các sản phẩm gạo của Việt Nam sẽ được miễn trừ thuế xuất khẩu sang EU khi EVFTA có hiệu lực. Trong đó, 80.000 tấn gạo được hưởng ưu đãi thuế. Một số doanh nghiệp như tập đoàn Lộc Trời và CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã nhanh chóng xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU. Sau khi gạo ST24, ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới, tạo ra một vị thế nhất định cho gạo Việt Nam trên thị trường. Trên thị trường nội địa, giá gạo ST25 đạt mức giá khá cao, lên tới 35.000 đồng/kg, tương đương hơn 1.000 USD/tấn. Do đó, không khó hiểu rằng khi xuất khẩu gạo giống ST sang thị trường EU đạt mức giá trên 1.000 USD/tấn.

Với các đặc điểm sinh thái đa dạng, ĐBSCL cung cáp các sản phẩm gạo đáp ứng đa dạng các phân khúc thị trường, bao gồm gạo đặc sản, gạo chât slượng cao và gạo cho thị trường ngách. Đây là một ưu thế đáng kể cho gạo Việt Nam. Do hạn ngạch xuất khẩu đã được dỡ bỏ nhiều năm qua, Việt Nam có tới hơn 100 doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu với rất nhiều phân khúc xuất khẩu khác nhau, tạo ra một động lực lớn cho thiết lập các khu vực sản xuất lúa nguyên liệu chất lượng cao và đặc sản.

Theo các chuyên gia, nếu chất lượng gạo xuất khẩu được kiểm soát tốt, thì trong thời gian ngắn, không chỉ hạn ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU tăng mà còn thúc đẩy nhiều đối tác tìm tới gạo Việt Nam. Cơ hội đánh bóng thương hiệu đang mở ra thị trường phương Tây cho gạo Việt Nam.

Theo VNS

Admin

Hạn hán kéo dài gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm

Bài trước

Đồng bằng sông Cửu Long thận trọng ứng phó với El Nino

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Biểu đồ