0

Giá cước vận tải toàn cầu đang liên tục tăng kể từ quý 3/2020 đến nay, khi tình trạng thiếu hụt container vận chuyển đang ngày một nghiêm trọng. Tình hình này có tác động rất lớn lên các chuỗi cung ứng nông sản quốc tế.

Theo dữ liệu gần đây do Refinitiv Eikon công bố, chi phí vận chuyển container từ Trung Quốc tới bờ đông nước Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục vào giữa tháng 11, chạm mức 4.750 USD/container – tăng tới 42% kể từ tháng 7. Đồng thời, chi phí vận chuyển từ Trung Quốc sang bờ tây nước Mỹ tăng 50% lên 3.878 USD/container.

Dữ liệu từ chỉ số tổng hợp Shanghai Containerized Freight Index cũng cho thấy cước vận tải giao ngay tăng mạnh vào giữa tháng 11, tiếp tục xu hướng tăng mà chỉ số này đã đạt mức cao nhất trong 8 năm vào tháng 8/2020. Theo chỉ số này, cước vận tải tới các nước Bắc Âu đã tăng 21% so với tuần trước, trong khi tới các nước Địa Trung Hải tăng 23%. Dự báo chỉ số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Các tác động của đại dịch COVID-19 lên các chuỗi cung ứng và vận tải toàn cầu bắt dầu hiện rõ vào đầu năm 2020, khi nguồn cung container vận tải thiếu rõ rệt ngay từ đầu tháng 2. Tình trạng thiếu hụt gần đây ngày càng trầm trọng trong suốt tháng 11, cùng với các vấn đề khó khăn khác như thiếu hụt lao động và trang thiết bị cũng như tình trạng tắc nghẽn tại nhiều cảng, đặc biệt là Mỹ, Anh và châu Âu.

Tốc độ xả rỗng và thu hồi container lạnh về điểm xuất phát cũng bị chậm lại, dẫn tới hàng loạt container ùn ứ tại nhiều cảng. Các báo cáo mới nhất cho biết nhiều cảng lớn tại Trung Quốc, bao gồm Qingdao, Lianyungang, Ningbo và Shanghai đều đang thiếu container nghiêm trọng, tình trạng giao hàng chậm tăng lên từng ngày và áp lực lên các cảng không có dấu hiệu thuyên giảm. Nhiều tàu đang rời Trung Quốc không đầy hàng – không phải do thiếu hàng mà do thiếu container lạnh, đặc biệt là loại container 40 ft.

Ngoài ra, các nhà vận chuyển lớn như Hapag-Lloyd và Mediterranean Shipping Company đều thông báo tình trạng thiếu ổ sạc điện cho các container lạnh tại các cảng ở Tianjin, khiến tình trạng chậm trễ hàng ngày càng phổ biến trong lịch trình bốc hàng. Tình trạng thiếu hụt này là hệ quả của các chính sách ngăn ngừa và kiểm tra COVID-19 ngày một nghiêm ngặt do các nhà chức trách Trung Quốc áp dụng đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, theo đó các container bị giữ tại cảng trong thời gian dài hơn, cho tới khi hoạt động kiểm tra hoàn tất, đẩy nguồn cung ổ sạc tại cảng tới tới hạn sử dụng.

Thiếu ổ sạc container đông lạnh dẫn tới một số luồng hàng phải dịch chuyển tới các cảng khác như Thanh Đảo và Đại Liên. Tuy nhiên, thông tin từ MSC cho thấy các cảng khác cũng sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu hụt ổ sạc tương tự do hiệu ứng lan tỏa trong tình hình hiện nay. Theo thông báo này, “Cần nhìn nhận thực tế là tất cả các cảng chính tại châu Á (và không chỉ tại đây) đang gặp áp lực nặng nề và hoạt động gần như hết công suất nên các lựa chọn khác để dỡ hàng container lạnh cũng rất hạn chế”. MSC cho biết họ đang ngừng tất cả các dịch vụ vận chuyển tới càng Xingang của Tianjin cho tới thông báo tiếp theo.

Hiện có vẻ như lượng xuất khẩu hàng hoa từ Trung Quốc đang duy trì ổn định nhưng lượng nhập khẩu lại giảm mạnh, nghĩa là số container rỗng bị tắc tại các cảng quốc tế và không quay về Trung Quốc đủ số lượng. Sự thiếu hụt này đang càng bị thổi phồng bởi các chính sách hạn chế từ nhiều nhà vận tải về việc cung cấp các container sỗng trước khi chúng được lên lịch trình bốc hàng. Ví dụ, tại Trung Quốc đại lục, Hapag-Lloyd đang chỉ cung cấp container từ các nhà kho tới 8 ngày trước khi có lịch cập cảng của một hành trình.

Một nhà xuất khẩu nông sản Trung Quốc nhấn mạnh rằng một số công ty vận tải biển quy mô nhỏ hơn bị tác động nghiêm trọng bởi tình hình thiếu container hiện nay, khiến các nhà xuất khẩu không còn lựa chọn nào khác, phải đến với các công ty vận tải lớn. Tình trạng thiếu hụt và chậm giao hàng trên diện rộng dẫn tới việc nhiều công ty vận chuyển bắt đầu áp phí bổ sung để bù đắp chi phí vận hành tăng. Tháng trước, một số nhà vận tải lớn đã áp dụng hoặc lên kế hoạch thu thêm phụ phí tới nhiều cảng quốc tế như London Gateway và các cảng khác tại anh, cảng Auckland tại New Zealand, cảng Bilbao tại Tây Ban Nha, cảng Tianjin Xingang tại Trung Quốc và hàng loạt các cảng khác trên khắp châu Á.

Tình trạng thiếu hụt container hiện nay có thể sẽ tiếp tục tác động tới hoạt động vận hành các cảng lớn cho tới Tết Nguyên đán vào tháng 2, kéo theo vấn đề ảnh hưởng triền miên tới các chuỗi cung ứng nông sản quốc tế.

Theo Produce Report

Admin

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài trước

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ làm tăng chi phí cho các nhà rang xay cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc