0

Bất chấp một năm khó khăn do đại dịch COVID-19, ngành gỗ Việt Nam có thể sẽ đạt mục tiêu doanh thu xuất khẩu 12 tỷ USD, và một số doanh nghiệp chế biến gỗ có quá nhièu đơn hàng trong khi thiếu nhân lực để hoàn thành các đơn hàng này, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST).

Ngành gỗ đã liên tục duy trì tăng trưởng hai con số trong những năm gần đây nhưng đại dịch đã kéo tăng trưởng xuống mức âm trong quý 2/2020. Xuất khẩu các sản phẩm gỗ tới các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU giảm mạnh từ tháng 4 – 6 và nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa do thiếu đơn hàng, nguyên vật liệu và vốn.

Tuy nhiên, ngay khi đại dịch cơ bản được kiểm soát trong tháng 7, các nước bắt đầu khôi phục sản xuất. Các doanh nghiệp ngành gỗ đã nối lại sản xuất khi nhu cầu nội thất gỗ tăng mạnh. CÁc nỗ lực của những nhà sản xuất trong nước đã thu hái thành quả tích cực khi giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ và mây tre đan trong tháng 8 vượt 1 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt 9,6 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Viforest, cho biết thị trường đối mặt những biến động lớn do COVID-19 nhưng các nhà sản xuất gỗ Việt Nam không chờ đợi khách hàng mà tìm kiếm các kênh bán hàng mới. Ông Nguyễn Chánh Phương, phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết do các triển lãm và hội chợ buộc phải tạm dừng trong suốt đại dịch, hiệp hội đã tìm kiếm các đơn hàng từ kênh trực tuyến và số hóa các triển lãm. Sàn triển lãm trực tuyến HAWA (HOPE), kết nối các doanh nghiệp chế biến và nội thất gỗ Việt Nam với những khách hàng trong nước và quốc tế, đã ra mắt vào tháng 8. HOPE đăng tải hình ảnh 360 độ của các gian trưng bày, các nhà máy và xưởng sản xuất, danh mục sản phẩm 3D, các ứng dụng mạng xã hội cho phép tương tác 24/7 giữa các nhà triển lãm và khách thăm quan, marketing trực tuyến, các sự kiện trực tuyến. Ông Phương cho biết công nghệ đã mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tốn thời gian quản trị. Nền kinh tế không dây tạo ra những cơ hội thể hiện với chi phí thấp hơn, có thể hiểu khách hàng tốt hơn và hướng khách hàng vào các dự án nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Ông Điền Quang Hiệp từ Hiệp hội Nội thất Bình Dương (BIFA) cho rằng COVID-19 là phép thử cho tất cả các ngành nghề bao gồm ngành gỗ. Đại dịch đã cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị cho các tình huống như vậy và trong 2 quý đầu năm 2020, phần lớn các doanh nghiệp ngành gỗ đều đối mặt nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi mọi người kẹt tại nhà do đại dịch, nhu cầu nội thất gia đình tăng lên, cùng với số lượng khách hàng mua sắm trực tuyến. Diễn biến này dẫn tới các nhà sản xuất đồ gỗ tăng mạnh xúc tiến kết nối trực tuyến thông qua các kênh bán hàng trực tuyến quốc tế như Alibaba và Amazon. BIFA đã kỹ các thỏa thuận với các văn phòng đại diện của các kênh này tại Việt Nam để xúc tiến kinh doanh trực tuyến. Thị trường quốc tế cũng tăng các đơn hàng và một số nhà nhập khẩu chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Các yếu tố này giúp thị trường xuất khẩu gỗ nội thất Việt Nam gần như phục hồi hoàn toàn và một số nhà máy thậm chí không có công suất đủ cho các đơn hàng mới. Nhiều công ty trong ngành chế biến gỗ và nội thất đang tăng cường tuyển dụng để sản xuất đúng hạn, đảm bảo đáp ứng các đơn hàng đang tăng trở lại. Với sự phục hồi nhanh của các doanh nghiệp trong ngành gỗ, ông Lập cũng cho rằng các chính của chính phủ đã kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch.

Tác động của COVID-19 cho thấy các chuỗi cung ứng xuất khẩu gỗ nội thất của Việt Nam hiện nay chưa tốt, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã nhanh chóng kiên kết, tối thiểu hóa sự phụ thuộc từ bên ngoài. Do đó, các doanh nghiệp có thể chào bán các sản phẩm như tủ bếp và tủ nhà tắm mà thị trường có nhu cầu cao, tạo nên một bước đột phá trong kinh doanh.

Trước đó, nội thất gỗ xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nội thất ngoài trời. Hiện các doanh nghiệp xác định các sản phẩm như tủ bếp, tủ nhà tắm và các bảng trang trí là phân khúc sản phẩm quan trọng. Trong 9 tháng đầu năm 2020, riêng xuấtkhẩu nội thất tủ bếp và tủ nhà tắm đã man về gần 1 tỷ USD, tăng gần 80% so với cùng kỳ năm 2019.

Ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng Bộ NNPTNT, cho rằng các kết quả này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đầy sáng tạo trong quản lý, đàm phán và phát triển cá sản phẩm mới. Ông cho rằng ngành gỗ nên cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tăng năng suất cho phát triển bền vững. Thứ trưởng cho rằng các hiệp hội và doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu gỗ cần hiểu rõ Nghị định 102/2020/ND-CP của chính phủ về hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của ngành gỗ Việt Nam. Việc triển khai nghị định này không chỉ giúp giảm các rào cản phi thuế về truy xuất nguồn gốc và tính tin cậy trên thị trường EU mà còn tạo nên uy tín tích cực cho ngành gỗ Việt Nam trên các thị trường khác.

Ông Hiệp cho rằng các doanh nghiệp nên hợp tác với nhau ngoài đầu tư vào máy móc công nghệ. Để xây dựng một cộng đồng kinh doanh hoàn chỉnh, điều thiết yếu là có các chính sách từ Nhà nước để thiết lập các khu công nghiệp chuyên môn, tập trung. Sau đó, các doanh nghiệp nên hợp tác để chuyên môn hóa sản xuất, giúp giảm chi phí đầu tư và vận chuyển.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ