0

Tránh khỏi cuộc chiến ngày càng khốc liệt trên thị trường xuất khẩu do COVID-19, các nhà sản xuất cá tra Việt Nam đang hướng tới thị trường nội địa. Sau khi suy giảm mạnh trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản gần đây đã bắt đầu dần phục hồi. Theo Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 9/2020 đạt 820 triệu USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản đạt 6,03 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù vẫn giảm nhưng xuất khẩu thủy sản đang dần phục hồi so với mức suy giảm 14% trong quý 1 và 9% trong quý 2. Xuất khẩu tôm chiếm tới 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong khi tỷ trọng đóng góp của cá tra giảm xuống còn 17,6%. Trả lời phỏng vấn VIR, ông Phạm Minh Thiện, CEO của tập đoàn Cỏ May – một công ty xuất khẩu cá tra tại tỉnh Đồng Tháp cho biết cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay tác động nghiêm trọng lên các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. “Tiêu dùng nội địa giảm tới 30% trong đại dịch và suy giảm trên thị trường xuất khẩu còn tồi tệ hơn”.

Trong những năm trước đây, Trung Quốc, Mỹ và EU là các thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, đơn hàng từ các thị trường này giảm kể từ khi đại dịch nổ ra. Trong 7 tháng đầu năm 2020, doanh thu xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 133,7 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Đồng thời, tính tới giữa tháng 8, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 271 triệu USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm 2019, theo thông tin từ Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Nguyên nhân là do gián đoạn thương mại, vận chuyển, các chuỗi cung ứng, cũng như suy giảm tiêu dùng ở các hộ gia đình, nhà hàng và khu vực dịch vụ tại phần lớn các thị trường. VASEP cũng cảnh báo rằng nếu COVID-19 không được kiểm soát sớm thì xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục suy giảm trong những tháng tới.

Để đối phó với tình trạng này, phần lớn các nhà sản xuât đều cân nhắc các giải pháp tăng cường xuất khẩu sang các thị trường đã xoay xở tốt trong kiểm soát đại dịch để bù đắp suy giảm xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc và EU. Thị trường nội địa nổi lên trở thành một lựa chọn tốt để tăng tiêu thụ trong khi các thị trường khác đang trong quá trình phục hồi.

Ông Thiện từ tập đoàn Cỏ May cho biết tất cả các doanh nghiệp đều đang mở rộng thị trường, cùng với phát triển thương hiệu cá tra chất lượng cao cũng như kết nối sâu hơn vào các kênh tiêu dùng như các trung tâm thương mại, siêu thị và nhà hàng. “Chúng tôi muốn xúc tiến tiêu dùng nội địa đối với cá tra, vốn an toàn và vệ sinh hơn rất nhiều thực phẩm khác tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng người tiêu dùng sẽ nhận ra chất lượng sản phẩm và đưa cá tra vào bữa ăn hàng này”, ông Thiện phát biểu.

Hàng loạt các hoạt động và chiến dịch thương mại được tổ chức để giới thiệu cá tra và cá basa tới người tiêu dùng trong nước như tổ chức các sự kiện nấu ăn (như buffet cá tra 99 món). Gần đây, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức tuần lễ cá tra và basa tại Hà Nội (ở siêu thị Big C Thăng Long), và ký các hợp đồng cung cấp cá tra tới các bếp ăn tập thể và các chuỗi bán lẻ. Đồng Tháp là một trong những tỉnh sản xuất cá tra chính với sản lượng và sản lượng cao nhất ĐBSCL, lần lượt là 2.000ha diện tích mặt nước và 530.000 tấn hàng năm.

Tỉnh hiện có 2 HTX và 20 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. SẢn lượng thủy sản chế biến trong 9 tháng đầu năm 2020 là 248.000 tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2019 và ước tính đạt 335.029 tấn cho cả năm 2020, tăng 4,5% so với năm 2019.

Theo VIR

Admin

Ngành cà phê việt Nam cần phát triển bền vững để đạt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD tới năm 2030

Bài trước

Xuất khẩu gạo Thái Lan sang Philippines dự báo tăng gấp đôi do Việt Nam gặp rào cản nguồn cung

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản