Thủy sản

Thị trường cá ngừ Nhật Bản – thị trường lớn nhất thế giới – thiệt hại nặng do đại dịch virus corona

0

Thị trường cá ngừ Nhật Bản – thị trường lớn nhất thế giới – đang gánh chịu thiệt hại chưa từng có do đại dịch virus corona, gây áp lực lớn lên ngành kinh doanh nhà hàng và nhà án buôn tại chợ cá nổi tiếng tại Tokyo là Toyosu để thích ứng và tồn tại. Các doanh nghiệp hy vọng có thêm nhiều hoạt động sau khi Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 8, nhưng những sự kiện lớn như đai hội cổ đông và tiệc cưới vẫn bị tạm ngừng, trong khi nhiều người Nhật vẫn chưa quay trở lại các nhà hàng.

Nhu cầu đối với thủy sản tươi, đặc biệt là cá ngừ vây xanh vốn được mệnh danh là “vua sushi”, giảm mạnh do đại dịch thổi bay những đơn đặt hàng cho các sự kiện. Giá cá ngừ giảm 8,4% trong tháng 7/2020 so với cùng kỳ năm 2019 – mức giảm mạnh hơn rất nhiều so với mức giảm 1,5% của các loại cá tươi khác trong cùng kỳ so sánh, theo dữ liệu chính phủ Nhật Bản cho thấy. “Doanh thu của chúng tôi giảm tới 60% so với tháng 8/2019”, theo ông Yasuyuki Shimahara, chủ sở hữu nhà hàng “izakaya” chuyên các món cá ngừ tại khu vực kinh doanh sầm uất Kanda của Tokyo.

Shimahara, mở nhà hàng 1 năm trước, bắt đầu bán trực tuyến các hộp cá ngừ đông lạnh vào tháng 7 đề bù đắp thiệt hại cho kinh doanh nhà hàng do lượt khách suy giảm. Cho tới nay, ông đã nhận được khoảng 200 đơn hàng trị giá 5.500 Yên/hộp (52 USD/hộp), bao gồm 2 miếng cá hồi thịt đỏ “akami”, và dự kiến bán 8.500 Yên/hộp loại cá hồi giàu béo “chutoro” đắt đỏ hơn trong tháng 9. Trong khi một số khách hàng mua các hộp cá ngừ này làm quà cho những thành viên cao tuổi trong gia đình, một số khác lại không ưa chuộng sản phẩm phải rã đông tới vài tiếng trong tủ lạnh.

Kimio Amano, một nhà bán buôn 46 tuổi tại Toyosu, chợ cá lớn nhất thế giới, cho biết tăng chi tiêu hộ gia đình không đủ để bù đắp thiệt hại kinh doanh ở các kênh tiêu dùng khác. Trong khi nhu cầu chỉ tăng nhẹ đối với khu vực nhà hàng sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ, ông Amano hco hay những sự kiện lớn và kinh doanh phân khúc nhà hàng cao cấp như tại khu vực Ginza của Tokyo đều chậm phục hồi; nghĩa là ông đang mất đi những đơn hàng lớn do khách hàng có xu hướng mua tới 30 – 40 kg cá ngừ cho các sự kiện như tiệc cưới và đám ma, còn những nhà hàng sushi và izakayas thường đặt những đơn hàng nhỏ hơn, khoảng 10kg và 6kg. “Tình hình khá tốt vào đầu tháng 7 nhưng lại trở lại đình trệ sau đó”, ông Amano trả lời sau quầy bán cá ngừ vây xanh, sau khi xẻ thịt một con cá ngừ nặng 158kg bằng một con dao khổng lồ như kiếm.

Amano, chủ yếu bán cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chất lượng cao, cho biết hoạt động kinh doanh sụt giảm 30 – 40% so với thông thường trong tháng 8 do nhu cầu thấp từ phân khúc khách sạn và nhà hàng lớn ở sân bay Haneda của Tokyo. Nhưng ông cho biết nhu cầu quốc tế đang tăng lên trong thời gian gần đây, với những đơn hàng từ Nga đang đặc biệt tăng nhanh, trở lại mốc trước dịch.

Trụ vững lại trong ngành

Nhập khẩu cá ngừ giá trị cao của Nhật tăng 10% trong năm 2019, trong khi nhập khẩu cá ngừ vây xanh tăng vọt 13% do các doanh nghiệp đều chuẩn bị cho các sự kiện lớn như Olympics 2020, nhưng sau đó bị hoãn, theo báo cáo của FAO. Trong năm 2019, nhập khẩu cá ngừ toàn cầu trị giá 15,7 tỷ USD, với Nhật Bản là nước nhập khẩu cá ngừ lớn nhất trong năm trước.

Nhưng đại dịch đã giáng một cú mạnh lên ngành cá ngừ và nhập khẩu cá ngừ của Nhật Bản giảm 18% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019, theo dữ liệu Bộ Tài chính. Người dân ngại đi ra ngoài, triển vọng có vẻ sẽ không sớm thay đổi. Các nhà hàng sushi của Tokyo, có xu hướng được người dân vùng khác ưa chuộng, đang có lượt khách từ các vùng khác ít ỏi hơn, theo giáo sư liên kết tại Đại học Khoa học và Công nghệ biển Tokyo Toshio Katsukawa. “Nếu bạn nói chuyện với những người bán, họ sẽ nói chẳng ai đến bởi du lịch tới Tokyo đã bị hủy”.

Kana Kikuchi, hiện đang bán bảo hiểm nhân thọ, cho biết người Nhật có xu hướng ăn sushi ngoài hàng để mừng các dịp đặc biệt. Nhưng cuối táng 8, cô đưa con gái tới nhà hàng cá ngừ của ông Shimahara trong một tối bình thường trong tuần chỉ để ủng hộ quán. “chúng tôi tới để nhà hàng có thể trụ vững”, người phụ nữ 45 tuổi cho biết. Kikuchi cho biết cô không thường ăn cá ngừ tại nhà vì quy trình rã đông phức tạp.

Để hỗ trợ những khách hàng như cô, ông Shimahara đã thêm những sách hướng dẫn trong hộp cá ngừ bán trực tuyến về cách tốt nhất để rã đông và chế biến cá ngừ tại nhà.

Theo Reuters

Admin

Các nhà phân tích dự báo giá thủy sản Trung Quốc sẽ duy trì ở mức cao

Bài trước

Trung Quốc tiếp tục phát hiện dương tính SARS-CoV-2 trên bao bì sầu riêng Thái Lan

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản