0

Trong khi đại dịch virus corona bóp méo sản xuất và tiêu dùng thịt toàn cầu, dịch tả lợn vẫn là một vấn đề dai dẳng, theo Rabobank. Trong báo cáo cập nhật dịch tả lợn tháng 6/2020, hãng tư vấn chuyên về kinh doanh nông nghiệp Hà Lan này nhấn mạnh rằng dịch tả lợn sẽ tiếp tục tác động lên quy mô chăn nuôi lợn và làm hạn chế sản xuất thịt lợn tại Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và một phần Đông Âu.

Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn tại Trung Quốc giảm 15 – 20% và gần 10% tại Việt Nam, Philippines trong năm 2020, nghĩa là các nước này sẽ cần tăng nhập khẩu thịt lợn, với nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ cao kỷ lục trong năm 2020.

Trung Quốc

Trong báo cáo ngành thịt lợn quý 3/2020, Rabobank nhấn mạnh rằng giá thịt lợn tại Trung Quốc tiếp tục tăng, với giá lợn sống tăng từ 3,36 USD/kg trong tháng 5 lên 5,47 USD/kg trong tháng 6. Diễn biến này kéo theo giá lợn con cũng đang tăng. Rabobank cho biết suy giảm tiêu dùng giúp giãn bớt căng thẳng vấn đề nguồn cung thịt lợn trong nửa đầu năm 2020, “nếu tiêu dùng dần phục hồi trong nửa cuối năm, chúng tôi cho rằng áp lực tăng giá sẽ ngày càng nhanh. Do đó, giá thịt lợn được cho là sẽ duy trì ở mức cao trong suốt cả năm 2020”.

Bất chấp phục hồi chăn nuôi, sản lượng thịt lợn Trung Quốc có thể giảm 15 – 20% trong năm 2020

Việt Nam

Để giải quyết tình trạng thiếu thịt lợn, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,9 triệu con lợn từ Thái Lan – tương đương khoảng 10% sản lượng lợn Thái Lan – trong tháng 6/2020. Tuy nhiên, động thái này góp phần làm tăng giá lợn sống Thái Lan. “Chi phí vận chuyển, chi phí kiểm dịch và chi phí trung gian cũng làm giảm mạnh mức chênh lệch giá giữa hai nước”, Rabobank cho hay. Trong tháng 7/2020, giá lợn sống duy trì ở mức 3,44 USD/kg và tiếp tục tăng.

Sản lượng thịt lợn của Việt Nam có thể giảm 8 – 10% trong năm 2020 (Nguồn: Rabobank)

Philippines

Dịch tả lợn tiếp tục lây lan tại Luzon, đặc biệt là ở nông hộ nhỏ lẻ, khiến sản lượng lợn và thịt lợn tiếp tục giảm trong năm 2020. Ngoài miền trung Luzon, dịch tả lợn hiện tác động tới các tỉnh tại miền nam Tagalog, một vùng chăn nuôi lợn chính khác. Các lệnh hạn chế vận chuyển lợn sống và các sản phẩm thịt lợn để kiểm soát các ổ dịch tả lợn và lo ngại nhiễm bệnh dẫn tới quyết định trì hoãn tái đàn. Đồng thời, thiệt hại đàn lợn nái cũng gây ra giảm sản lượng chăn nuôi trong năm 2020.

Sản lượng thịt lợn Philippines có thể giảm 9% trong năm 2020

Các gián đoạn do virus corona gây ra

Cộng hưởng với các vấn đề dịch tả lợn là các gián đoạn gây ra bởi đại dịch, tác động lên các chuỗi cung ứng thịt lợn toàn cầu. Tác động này có thể kéo dài, theo nhận định của Rabobank. “Các thách thức trong sản xuất, chế biến, giao thương và tiêu dùng có thể đồng loạt tái định hình ngành”. Các thách thức này bao gồm thiếu lao động, gián đoạn hoạt động, nhu cầu yếu và thay đổi kênh phân phối. Để tối ưu hóa hoạt động và đảm bảo biên lợi nhuận, các công ty có thể tăng tự động hóa và số hóa, cải thiện điều kiện lao động, tinh giản chế biến và khép kín các chuỗi cung ứng.

Rabobank nhấn mạnh rằng đại dịch này tác động nghiêm trọng lên tiêu dùng thịt lợn toàn cầu, phần lớn là do suy giảm hoạt động của ngành dịch vụ ăn uống. Sự suy giảm tiêu dùng sẽ không được bù đắp bởi sản xuất giảm nên dẫn tới một thị trường thịt lợn khá căng thẳng.

Theo Rabobank

Admin

Các nhà phân tích dự báo giá thủy sản Trung Quốc sẽ duy trì ở mức cao

Bài trước

Trung Quốc tiếp tục phát hiện dương tính SARS-CoV-2 trên bao bì sầu riêng Thái Lan

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt