0

Trong năm tài chính 2019-20, xuất khẩu thủy sản Ấn Độ không đạt mục tiêu 7 tỷ USD. Tuy nhiên, khi các đợt phong tỏa liên quan đến virus corona bắt đầu nới lỏng trên phạm vi toàn cầu và doanh số các sản phẩm giá trị gia tăng qua các chuỗi bán lẻ tăng lên, Ấn Độ kỳ vọng xuất khẩu thủy sản sẽ tăng trong thời gian tới.

Trong năm tài chính 2019-20, xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đạt 1.289.651 tấn, trị giá 6,68 tỷ USD, so với kim ngạch 1.392.559 tấn, trị giá 6,73 tỷ USD trong năm tài chính 2018 – 19. Tính theo đồng rupee, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Ấn Độ nằm tài chính 2019-20 vẫn tăng 0,16% so với năm 2018-19, nhưng về lượng và giá trị đồng USD thì giảm lần lượt 7,39% và 0,74% trong cùng kỳ so sánh. Tôm đông lạnh tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực cả về lượng và giá trị trong xuất khẩu thủy sản Ấn Độ, theo sau là cá đông lạnh. Mỹ và Trung Quốc là các nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Ấn Độ.

Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (MPEDA) đang đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 1.000 tỷ Rupee đến năm 2030. Chủ tịch MPEDA K S Srinivas tuyên bố: “Chúng tôi đã tiến sát mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 7 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua nhưng xuất khẩu sẽ tăng lên khi các lệnh phong tỏa được nới lỏng khắp nơi”. Ông K S Srinivas nhấn mạnh rằng Ấn Độ đã nỗ lực để xuất khẩu 1.289.651 tấn thủy sản, bất chấp nhu cầu yếu trên các thị trường xuất khẩu lớn do bùng phát đại dịch virus corona dẫn tới hủy đơn hàng hàng loạt và chậm thanh toán, giao hàng chậm và khó khăn trong thu hút đơn hàng mới. Giảm sản lượng thủy sản khai thác dọc bờ tây do giảm số ngày khai thác cũng là nguyên nhân làm giảm kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu tôm đông lạnh Ấn Độ trong năm tài chính 2019-20 đạt 4,88912 tỷ USD, là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của nước này, chiếm 50,58% về lượng và 73,21% về giá trị tính bằng USD. Xuất khẩu cá đông lạnh đứng thứ 2 trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản, thu về 513,6 triệu USD, chiếm 17,32% về lượng và 7,69% về giá trị tính bằng đồng USD. Tuy nhiên, xuất khẩu cá đông lạnh giảm 34,11% về lượng và 26,53% về giá trị tính bằng đồng USD so với năm tài chính 2018-19.

Xuất khẩu mực ống đông lạnh trong năm 2019-20 đạt 70.906 tấn, trị giá 286,4 triệu USD, tăng 17,76% về lượng, 1,71% về giá trị đồng rupee và 1,45% về giá trị đồng USD. Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ướp lạnh là một phân khúc triển vọng, cũng tăng 23,22% về lượng, 2,53% về giá trị đồng rupee và 1,29% giá trị đồng USD.

Mỹ hiện vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Ấn Độ, trị giá 2,56254 tỷ USD, chiếm thị phần 38,37%. Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng 8,25% về lượng, 10,38% về giá trị đồng rupee và 9,3% về giá trị đồng USD. Trung Quốc nổi lên trở thành điểm đến xuất khẩu thủy sản lớn của Ấn Độ về lượng, với 329.479 tấn, trị giá 1,27463 tỷ USD, chiếm 25,55% về lượng và 20,58% về giá trị đồng USD. Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ sang Trung Quốc tăng 46,1% về lượng và 69,47% về giá trị. Các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn khác của Ấn Độ là EU, Đông Nam Á, Nhật Bản và Tây Á.

Theo Business Standard

Admin

RaboResearch: Dự báo ​​tăng trưởng sản lượng đối với các loài nuôi trồng thủy sản chính vào năm 2025

Bài trước

Sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn cầu đạt mức cao chưa từng thấy

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản