0

Đại dịch COVID-19 kéo dài trên toàn cầu trong suốt năm 2020 tại phần lớn các khu vực trên thế giới bất chấp việc áp đặt hàng loạt các biện pháp kiểm soát. Với ngoại lệ nổi bật là Trung Quốc, các nền kinh tế lớn trên thế giới đều trải qua những giai đoạn số ca nhiễm virus corona tăng vọt, kéo tăng trưởng kinh tế chậm lại và liên tục làm gián đoạn các kế hoạch mở cửa trở lại các nền kinh tế. Đối với ngành thủy sản thế giới, diễn biến này chỉ càng làm gia tăng sự bất ổn lan rộng trên thị trường và kéo dài những thách thức vận hành gắn liền với các lệnh hạn chế, kéo giá và doanh thu giảm sút. Tuy nhiên, đồng thời môi trường mới cũng đang thúc đẩy đổi mới dọc chuỗi cung ứng do các doanh nghiệp tập trung các nỗ lực vào phát triển các sản phẩm mới, các cách tiếp cận marketing và các kênh bán hàng để tận dụng những thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản áp dụng những cách tiếp cận thận trọng trong thả nuôi để giảm thiểu rủi ro COVID-19 và thiệt hại tài chính giữa bối cảnh giá thấp, dẫn tới sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn cầu ước giảm 1,3% trong năm 2020. Mặc dù số liệu này chưa được xác nhận nhưng sẽ đánh dấu sự đảo ngược mạnh mẽ từ mức tăng trưởng liên tục 4 – 5% trong những năm gần đây cũng như đánh dấu lần suy giảm sản lượng thủy sản nuôi trồng toàn cầu lần đầu tiên trong gần 60 năm. Sự khắc nghiệt của COVID-19 và bản chất hành động phản ứng của các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản rất khác nhau, tùy theo loại thủy sản được nuôi do sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng, độ dài chu kỳ sản xuất và các yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, điểm quan trọng cần lưu ý là sự gián đoạn trong các giai đoạn đầu của chu kỳ sản xuất có thể cần thời gian để thực sự tác động rõ rệt lên nguồn cung thị trường đối với một số loại thủy sản nuôi trồng.

Các lệnh hạn chế di chuyển và tụ tập để kìm chế COVID-19, cộng với bất ổn thị trường trên diện rộng, cũng tác động tới khai thác thủy sản trong năm 2020. Tuy nhiên, mức độ khắc nghiệt và thời gian tác động lên các hoạt động khai thác phụ thuộc vào khu vực và loại thủy sản được khai thác, đồng thời việc nối lại hoạt động khai thác trong phần lớn các trường hợp đều được diễn ra một phần hoặc hoàn toàn khi các quy chế phù hợp được thieté lập. Ước tính mới nhất cho thấy sản lượng thủy sản khai thác giảm khoảng 0,7% trong năm 2020. Các tàu khai thác cá nhỏ nước nổi ngoài Na Uy và Na không bị gián đoạn mạnh, trong khi phần lớn các đội tàu của Địa Trung Hải bị hạn chế cập cảng do đại dịch. Đối với các hoạt động khai thác thủy sản phụ thuộc lớn vào luồng lao động theo mùa, như khai thác cá hồi Bắc Thái Bình Dương, nguồn cung lao động bị tác động nặng nề do các lệnh hạn chế di chuyển.

Bất chấp những giai đoạn nới lỏng hạn chế trong thời gian ngắn tại một số nước, đối vơi sphần lớn ngành khách sạn, nhà hàng và bếp ăn tập thể (HORECA) bị đóng cửa hoặc hoạt động ở công suất rất thấp tại phần lớn các thị trường tiêu dùng thủy sản chính trong phần lớn thời gian năm 2020. Đồng thời, chi phí tăng và những đợt gián đoạn đối với phần lớn quy trình hậu sản xuất và các điểm kiểm tra đang gây khó khăn cho thương mại thủy sản quốc tế. Diễn biến này kéo theo suy giảm 5,8% giá trị xuất khảu thủy sản toàn cầu xuống còn 152,2 tỷ USD, sau khi gảim 2,5% trong năm 2019 – thời gian những căng thẳng địa chính trị mà trung tâm là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo thị trường suy yếu. Đồng thời, lượng thương mại ước giảm 3,2% trong năm 2020, trong khi tiêu dùng thủy sản trên đầu người giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm là 19,8 kg/người/năm trong năm 2020. Suy giảm thương mại thủy sản được ghi nhận ở hầu khắp các khu vực trên thế giới, bao gồm các nhà cung cấp lớn và các thị trường chính, phản ánh bản chất toàn cầu của đại dịch. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường Trung Quốc trong những tháng đầu năm 2020 đã giúp bù đắp phần nào suy giảm doanh thu cho một số nhà cung cấp thủy sản quốc tế lớn, bao gồm ngành cá tra của Việt Nam.

Các hạn chế về công suất hoạt động của các nhà hàng, chợ thủy sản và siêu thị, bất kể là toàn diện hay một phần, cũng tạo ra động lực thôi thúc các doanh nghiệp tìm kiếm các kênh phân phối khác. Đồng thời, những lo ngại về sức khỏe cộng với sự cần thiết phải cắt giảm chi phí logistics đã thúc đẩy sự phát triển của các mạng lưới phân phối tối thiểu hóa sự phụ thuộc và các nhà trung gian. Giao hàng không tiếp xúc trực tiếp và các dịch vụ số kết nối trực tiếp người sản xuất với khách hàng, mặc dù các hình thức này đã phát triển trước đại dịch, trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng trong đại dịch. Tương tự, sự chuyển dịch theo hướng các sản phẩm GTGT thuận tiện và nấu tại nhà cũng được đẩy nhanh. Các diễn biến mới này trên thị trường thủy sản toàn cầu sẽ kéo dài ngay cả khi cuộc khủng hoảng hiện nay thuyên giảm, thúc đẩy nhu cầu và tạo ra những cơ hội mới cho đổi mới hơn nữa. Nếu vắc xin được triển khai không quá muộn trong năm 2021, ngành dịch vụ ăn uống mở cửa lại, cùng với sự hồi sinh của ngành bán lẻ có thể sẽ là cú hích mạnh cho nhu cầu. Trong khi tăng trưởng sản xuất protein động vật nhìn chung sẽ được nối lại, nguồn cung dự báo sẽ giảm đối với một số mặt hàng nên giá và biên lợi nhuận dự báo tăng.

Theo Globefish

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản