Protein động vật

Tin vắn ngành protein động vật ngày 4/8

0

Việt Nam tiếp tục nhập khẩu thịt lợn bất chấp phục hồi sản xuất

Theo Bộ NNPTNT, mặc dù quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam đã gần phục hồi bằng mức trước dịch tả lợn nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu thịt lợn. Do vẫn còn thâm hụt cung – cầu nên báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy trong nửa đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam đã lên tới 70.000 tấn, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2020. Theo Rabobank, động lực nhập khẩu mạnh sẽ có thể tiếp diễn trong nửa cuối năm 2021. Ngoài ra, giá thịt lợn nhập khẩu có thể giảm do cạnh tranh thương mại toàn cầu đang tăng lên khi nhu cầu tại Trung Quốc yếu đi.

Indonesia dự báo tăng trưởng 8 – 10% trong ngành chuỗi lạnh

Thị trường chuỗi lạnh Indonesia dự báo tăng trưởng 8 – 10% trong 5 năm tới. Yukki Nugrahawan Hanafi, chủ tịch Hiệp hội logistics và giao nhận Indonesia, cho biết thị trường được thúc đẩy chủ yếu do nhu cầu của hàng hóa dễ hỏng, bao gồm thực phẩm, thịt và thủy sản đông lạnh, cùng các hàng hóa khác. Tiềm năng thu hút đầu tư vào ngành này cũng lớn. “Những tên tuổi mới xuất hiện trên thị trường dự báo sẽ sớm lộ diện, trong khi những công ty hiện tại sẽ mở rộng hoạt động”.

Các nhà chế biến thủy sản Việt Nam nỗ lực giữ công nhân an toàn tại nhà máy

Các công ty thủy sản Việt Nam đang tổ chức ăn ở tại chỗ cho công nhân tại các nhà máy để tránh nhiễm COVID-19, đồng thời duy trì hoạt động sản xuất tiếp tục vận hành. Dù vậy, nhiều công nhân vẫn lựa chọn nghỉ việc. Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ước tính ngành chế biến thủy sản sẽ mất đi 30 – 50% lao động trong làn sóng thứ 4 của đại dịch hiện nay. CÁc công ty thủy sản đang chờ nguồn văc xin để bảo vệ lực lượng lao động và tiếp tục sản xuất. VASEP ước tính ngành thủy sản cần khoảng 500.000 liều văc xin.

Sản lượng thủy sản toàn cầu kỳ vọng tăng 12,8% đến năm 2030

Sản lượng thủy sản toàn cầu, bao gồm thủy sản khai thác và thủy sản nuôi trồng, dự báo tăng từ mức 178 triệu tấn (trung bình giai đoạn 2018 – 2020) lên 201 triệu tấn đến năm 2030, tăng 12,8%, theo báo cáo mới nhất của OECD – FAO. Tăng trưởng sản lượng thủy sản chủ yếu đến từ lĩnh vực nuôi trồng, dự báo đạt 103 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi đó, châu Á dự báo duy trì vị thế là khu vực sản xuất thủy sản lớn nhất, chiếm 88% tổng sản lượng toàn cầu. Tăng trưởng sản xuất mạnh dự kiến diễn ra tại Ân Độ (+24,7%), Indonesia (+30,5%), Thái Lan (+30%), và Việt Nam (+20,4%). Về loài, tăng trưởng sản lượng mạnh nhất dự báo là cá rô phi (+36,9%) và tôm (+32%).

Theo Asian Agribíz

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc