0

BULOG đặt mục tiêu thu mua năm 2020 ở mức 1,4 triệu tấn, giảm nhẹ so với mức thu mua thực tế năm 2019. Tính tới ngày 13/7, Bulog đã thu mua 788.402 tấn tương đương gạo thành phẩm. Lượng gạo thu mua thực tế trong cùng kỳ năm 2019 đạt 748.000 tấn. Bulog được yêu cầu duy trì mức tồn kho cuối kì tối thiểu ở mức 1,5 – 2 triệu tấn. Tồn kho gạo hiện nay của Bulog ước đạt 1,4 triệu tấn.

Xét tới lượng thu mua và phân phối thực tế trong nước, Bulog dự kiến sẽ đạt mức tồn kho mục tiêu trong năm 2020 mà không cần nhập khẩu thêm gạo. Tuy nheien, sản lượng gạo niên vụ 2019/20 dự báo giảm và nhu cầu cung cấp gạo giá rẻ cho những người nghèo chịu tác động của COVID-19 vẫn sẽ mở ra khả năng chính phủ Indonesia ủy quyền nhập khẩu trong giai đoạn sản xuất thấp điểm thường vào tháng 10 – 12/2020.

Suy giảm kinh tế do COVID-19 dẫn tới việc khu vực tư nhân giảm nhập khẩu gạo đặc sản. Trước đây, gần 50% gạo đặc sản nhập khẩu là 100% gạo tấm sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất bột gạo và mì gạo. Sự phát triển của ngành nghiền ngô ướt tại Indonesia dẫn tới tỷ trọng mì gạo làm từ ngô có giá rẻ hơn tăng lên. Trong 5 tháng đầu năm 2020, Indonesia nhập khẩu tổng cộng 120.000 tấn gạo, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, nhập khẩu gạo năm 2019/20 dự báo giảm xuống còn 600.000 tấn, so với mức dự báo trước đó là 1 triệu tấn. Cùng với dự báo tăng sản lượng gạo nội địa, nhập khẩu gạo năm 2020/21 dự báo tiếp tục giảm xuống còn 500.000 tấn.

Thái Lan và Singapore là nước cung cấp gạo chính cho thị trường Indonesia, mỗi nước nắm giữ thị phần 29% (gạo mà Indonesia nhập khẩu từ Singapore chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam). Pakisan hiện cung cấp 19% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo tại Indonesia.

Theo FAS USDA

Admin

Giá gạo Ấn Độ ổn định, Việt Nam kỳ vọng các đơn hàng mới

Bài trước

Indonesia có thể nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc