0

Ngành thủy sản Việt Nam đang dốc tổng lực để đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2020, đồng thời giải quyết triệt để các khuyến nghị từ Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không có quy định (IUU) để dỡ bỏ thẻ vàng. Trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,56 tỷ USD, bằng 91,4% so với cùng kỳ năm 2019 và 35,6% mục tiêu cả năm.

Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT dự báo các nguồn lợi thủy sản sẽ suy giảm cả về lượng và giá trị do diễn biến khó lường của đại dịch virus corona (COVID019). Ngoài ra, hạn hán và xâm mặn tiếp diễn sẽ tiếp tục tác động tới nuôi trồng thủy sản tại một số khu vực. Hơn nữa, tình hình an ninh trên biển vẫn phức tạp khi các quốc gia trong khu vực vẫn chưa tìm được con đường dẫn tới giải pháp khi các quốc gia đều muốn tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản trên biển, trong khi các khu vực khai thác truyền thống đang ngày một thu hẹp.

Bất chấp các thách thức này, ngành thủy sản đang nỗ lực để hoàn thành tất cả các mục tiêu đặt ra cho năm 2020, với tổng sản lượng thủy sản đạt 8,5656 triệu tấn, giá trị xuất khẩu dạt 10 tỷ USD. Ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản Việt Nam giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019, cho thấy mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD vẫn là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, và ngành đang nỗ lực hết sức, đặc biệt là về vấn đề thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc. “Sau khi đại dịch virus corona tại Việt Nam được đưa vào tầm kiểm soát nghiêm ngặt trong hơn 2 tháng, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong hai tuần qua, khi Trung Quốc phát hiện COVID-19 trên 3 lô hàng tôm từ Ecuador, quốc gia láng giềng này đã thắt chặt nhập khẩu, tác động tiêu cực lên xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này. Đồng thời, các thị trường lớn khác của thủy sản Việt Nam cũng đối mặt với những trở ngại lớn do tác động của COVID-19”, ông Nam chia sẻ.

Các nỗ lực nhằm dỡ bỏ thẻ vàng

Theo bà Phan Thị Huệ, cục trưởng Cục Pháp chế, thuộc Tổng cục Thủy sản, Tổng cục đang nghiên cứu các văn bản liên quan, có thể gửi tới các địa phương ven biển nhằm nỗ lực xác định rõ các vùng nước khai thác chéo và lập một danh sách các tàu bị cảnh báo vi phạm từ các nước khác hoặc các lực lượng chức năng Việt Nam. Bước đi này đang được tiến hành song song với hướng dẫn trực tiếm nhằm hình thành cơ sở cho Việt Nam hợp tác hiệu quả hơn với EC.

Ông Hà Lê, phó cục trưởng Cục Kiểm ngư, cho hay: “Trong thời gian gần đây, các vi phạm tại các vùng biển quốc tế của ngư dân, đặc biệt là tại các vùng biển giao với Malaysia, hết sức phức tạp. Một cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về IUU đã được lên lịch trình vào cuối tháng 7, trong đó Cục sẽ đưa ra những giải pháp ngăn ngừa vi phạm của các tàu Việt Nam trên các vùng biển quốc tế”.

Đối diện với hàng loạt các vấn đề trong dỡ bỏ thẻ vàng, thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã yêu cầu Tổng cục Thủy sản tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn và thanh tra các hoạt động nhằm thúc giục các địa phương triển khai các giải pháp chống lại khai thác thủy sản IUU. Hoạt động này phải đi kèm với tăng cường truyền thông và tuyên truyền luật, quy định cho ngư dân như một cách nâng cao nhận thức về giám sát thực thi luật và tiến trình giải quyết khai thác thủy sản IUU. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuẩn bị các kế hoạch cho các cuộc họp sắp tới với phái đoàn EC tại Việt Nam.

Theo VOV

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản