0

Theo các chuyên gia trong ngành, chính phủ cần phát triển các giải pháp để giảm chi phí logistics hiện ở mức cao, nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường.

Chi phí logistics chiếm 12,2% giá thành sản phẩm thủy sản, 19,8% giá thành gạo, và 29,5% giá thành rau quả, ông Nguyễn Duy Minh, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA). Đặc biệt, ông Minh cho biết chi phí vận chuyển chiếm 61% tổng chi phí logistics cho rau quả, theo sau là chi phí xử lý hàng hóa chiếm gần 20% tổng chi phí logistics.

Tại một hội thảo trực tuyến về chi phí logistics trong chuỗi giá trị nông sản Việt Nam tổ chức tại Hà Nội gần đây, các chuyên gia cho rằng các yếu tố đằng sau chi phí logistics cao bao gồm chi phí vận chuyển cao, thuế phí cao và cước vận chuyển của các hãng tàu quốc tế cùng những hạn chế về cơ sở hạ tầng, cầu cảng. Bên cạnh đó, mức phí sử dụng cơ sở hạ tầng mới do chính quyền địa phương ban hành và triển khai các đợt thanh tra đặc biệt hoặc thanh tra chất lượng kiểm dịch cũng là các nguyên nhân khiến chi phí logistics ở mức cao.

Ông Lê Văn Quang, chủ tịch CTCP Tập đoàn Minh Phú, cho biết chi phí vận chuyển 1 container tôm từ Việt Nam tới Mỹ chỉ 41 triệu đồng và tới Nhật Bản chỉ 16 triệu đồng, nhưng chi phsi vận chuyển 1 container tôm từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội mất 80 triệu đồng. Tương tự, chi phí vận chuyển 1 container từ thành phố Hồ Chí Minh tới cửa khẩu với Trung Quốc tại miền Bắc mất tới 100 triệu đồng. Trong khi đó, 1 container tôm vận chuyển từ Ecuador tới Trung Quốc chỉ bằng 1 nửa con số trên, mặc dù khoảng cách từ Ecuador tới Trung Quốc xa gấp nhiều lần từ Việt Nam. Ông Quang cho rằng nguyên nhân là do có quá nhiều trạm thu phí trên đường bộ. Do đó, chính phủ cần có giải pháp cắt giảm chi phí vận chuyển nội địa.

Ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, cho rằng giá trị nông sản thấp, trong khi chi phí vận chuyển ở mức cao. Bên cạnh đó, nông sản cần bảo quản lạnh và các phương tiện vận chuyển chuyên biệt. Hai yếu tố này gây sức ép lớn lên các hoạt động logistics cho nông sản. Ông cho rằng chi phí logistics cao xuất phát từ cơ sở hạ tầng vận tải yếu và phân bổ cảng không đều. Miền Trung có nhu cầu thấp đối với vận chuyển hàng hóa nhưng có rất nhiều cảng; trong khi ĐBSCL có nhu cầu vận chuyển hàng hóa cao thì lại thiếu cảng. Ngoài ra, có rất nhiều vấn đề trong kết nối giữa các phương tiện vận tải và các trung tâm logistics cũng như giữa các cảng biển.

Để giải quyết vấn đề, ông Hải cho rằng một giải phap quan trọng là đầu tư vào các trung tâm logistics nông nghiệp lớn nhằm đảm bảo chất lượng nông sản trong kho. Bên cạnh đó, chính phủ cần tăng đầu tư vào cải thiện cơ sở hạ tầng vận chuyển đường thủy, bao gồm các cảng bởi vận chuyển đường thủy có chi phí thấp.

Ông Minh cho rằng chính phủ nên có kế hoạch về các trung tâm logistics cấp vùng để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và giao dịch nông sản. Công nghệ cũng có vai trò quan trọng trong khả năng truy xuất nguồn gốc, giám sát chất lượng hàng hóa và kết nối trực tuyến các công ty vận chuyển.

Cục trưởng Cục Chế biến nông sản và Phát triển thị trường thuộc Bộ NNPTNT cho rằng kế hoạch phát triển các trung tâm logistics cấp vùng sẽ thúc đẩy liên kết giữa các địa phương.

Theo VNA

Admin

VietShrimp 2024: Các giải pháp tìm cách phục hồi ngành tôm

Bài trước

Ngành sản xuất rau quả toàn cầu đối diện nhiều thách thức trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư