0

Xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam, bâtchấp tăng trưởng tốt giữa bối cảnh đại dịch COVID-19, đang đối mặt với những cáo buộc bán phá giá và trốn tránh các chính sách thương mại tại hai thị trường lớn nhất là Hàn Quốc và Mỹ.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), năm 2019, xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam đạt 800 triệu USD, chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Mỹ là thị trường nhập khẩu gỗ dán lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2019, Mỹ đã nhập khẩu 4,67 triệu m3 gỗ dán, trị giá 2,72 tỷ USD, với mức nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam là 309 triệu USD, trong khi Hàn Quốc nhập khẩu gỗ dán trị giá 226 triệu USD từ Việt Nam.

Theo chủ tịch VIFORES Đỗ Xuân Lập, gỗ dán có đa dạng ứng dụng trong các sản phẩm gỗ nội thất và thị trường thế giới thi nhận tăng trưởng mạnh giao dịch mặt hàng này trong những năm gần đây, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh xuất khẩu gỗ dán đang mang đến rủi ro phòng vệ thương mại tại hai thị trường xuất khẩu lớn nhất nói trên.

Ngoài ra, theo các phái đoàn tại hội nghị gần đây có tên Xúc tiến thương mại cho gỗ dán và MDF Việt Nam: thách thức và cơ hội trong bối cảnh COVID-19 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tăng đầu tư vào ngành sản xuất gỗ dán cũng là nguyên nhân khiến xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam đối mặt với các chính sách thuế chống bán phá giá và chống trốn thuế tại nhiều nước. Bộ Thương mại Mỹ ngày 9/6 cho biết sẽ điều tra xem liệu các sản phẩm ván ép gỗ cứng hoàn thiện tại Việt Nam có đang sử dụng các yếu tố Trung Quốc, nhằm trốn tránh thuế mà Mỹ đnag áp đặt lên nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc hay không – một động thái có thể dẫn tới Mỹ áp mức thuế tương tự đối với Việt Nam.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng của Hàn Quốc hồi tháng 4 đã đưa ra phán quyết sơ bộ về áp dụng thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm gỗ dán từ Việt Nam và yêu cầu Bộ Kinh tế và Tài chính áp thuế chống bán phá giá từ 9,18 – 10,65% lên gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam.

Ông Ngô Sỹ Hoài, chủ tịch kiêm tổng thư ký VIFORES, cho biết: “Mối đe dọa từ các vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ dán từ Việt Nam đang tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh ngành gỗ đang ngày càng hội nhập vào thị trường thế giới”. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã khiến nhiều công ty chế biến tại Việt Nam đang đối mặt với các cuộc điều tra trốn thuế. “Nếu chúng ta thất bại trong chứng minh nguồn gốc gỗ dán xuất khẩu sang Mỹ, gỗ dán Việt Nam có thể bị áp thuế chống trốn nghĩa vũ tương đưng thuế nhập khẩu mà Mỹ đang áp dụng cho xuất khẩu gỗ dán từ Trung Quốc, lên tới 200%”. Tình hình này có thể kéo theo rủi ro tương tự đối với các sản phẩm làm từ gỗ dán như tủ bếp, ông nhấn mạnh.

Ông Trịnh Xuân Dương, chủ tịch Chi hội Gỗ dán Việt Nam, cho biết trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần hợp tác thông qua hiệp hội và Cục Phòng vệ Thương mại Bộ Công thương để ứng phó với các quyết định triển khai điều tra từ Mỹ và Hàn Quốc, chuẩn bị đầy đủ thông tin và dữ liệu cho các cuộc điều tra sắp tới.

Ông Lê Xuân Quân, chủ tịch CTCP Kiến trúc và Nội thất Nano, cho biết các nhóm doanh nghiệp gỗ trong nước nên rà sát hoạt động xuất khẩu của các thành viên để phát hiện bất cứ mối quan hệ bất thường nào giữa năng lực sản xuất và sản lượng xuất khẩu của họ. Nếu phát hiện các vi phạm liên quan đến gian lận xuất xứ, họ phải công bố rộng rãi thông tin và các nhà chức trách cần tước quyền kinh doanh của các bên vi phạm.

Các chi hội đã kêu gọi các thành viên không theo đuổi các lợi ích ngắn hạn bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc và công bố xuất xứ giả mạo, ảnh hưởng đến toàn ngành gỗ. Hội nghị được hợp tác tổ chức bởi VIFORES, USAID và Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam.

Theo VNA

Admin

Rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh chính sách phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường

Bài trước

New Zealand cho biết thuế phòng vệ của Trung Quốc đối với sữa bột đã được dỡ bỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ