Đường

Những cơ hội mới của ngành đường Việt Nam

0

Ngành đường Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do giá giảm và diện tích trồng mía suy giảm, nhiều nhà máy đường hoạt động kém hiệu quả và thua lỗ trong nhiều năm. Đặc biệt, sau khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam giảm từ 85% xuống còn 5%. Do đó, lượng đường nhập khẩu tăng vọt, tác động tới sản xuất đường nội địa.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, do giá mía đường giảm trong những năm gần đây, nông dân chuyển sang các cây trồng khác, dẫn tới diện tích trồng mía giảm mạnh từ 300.000ha xuống còn 130.000ha. Đồng thời, nhập khẩu đường tăng, tác động mạnh lên sản xuất đường nội địa. Các nhà máy đường sản xuất gần 750.000 tấn đường trong niên vụ mía 2019 – 2020 trong khi sản lượng trung bình hàng năm trong các năm trước lên tới hơn 1,2 triệu tấn. Số liệu thống kê chính thức cho thấy kim ngạch nhập khẩu đường vào Việt Nam năm 2020 tăng mạnh lên hơn 1,5 triệu tấn. Do khó khăn và thua lỗ, chỉ còn 29 nhà máy đường còn hoạt động trong khi nhiều nhà máy khác đã bị buộc phải đóng cửa. Dự báo diện tích mía đường sẽ tiếp tục giảm trong niên vụ 2020 – 21, đặt ra rủi ro thiếu nguồn cung nguyên liệu mía cho các nhà máy đường.

Để giải quyết các khó khăn cho ngành đường, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 477 ngày 9/2/2021 về áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời lên một số sản phẩm đường xuất xứ Thái Lan. Quyết định này có hiệu lực ngày 16/2/2021 và sẽ được áp dụng trong thời gian 120 ngày. Sau khi Quyết định 477 có hiệu lực, các dấu hiệu tích cực của ngành đường nội địa bắt đầu hiện rõ. Giá bán đường sản xuất trong nước tăng từ 1.500 – 2.000 đồng/kg so với cuối năm 2020. Đồng thời, giá thu mua mía nguyên liệu cũng tăng 10 – 13% so với niên vụ trước. Tăng giá thu mua mía nguyên liệu sẽ khuyến khích những người trồng mía mở rộng diện tích để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô cho các nhà máy đường vận hành ổn định và dần khôi phục ngành đường trong nước.

Việt Nam là một trong những nhà sản xuất – tiêu thụ đường lớn trên thế giới và trong khối ASEAN. Việc áp thuế phòng vệ thương mại là một biện pháp can thiệp kịp thời để tạo ra cạnh tranh công bằng cho các nhà máy đường trong nước. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ngành đường trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, bao gồm diện tích trồng mái phân tán và nhỏ lẻ, gây khó khăn cho áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa và sản xuất; công nghệ của các nhà máy đường đã lạc hậu, dẫn tới chi phí sản xuất và giá bán cao; và thiếu đa dạng các sản phẩm. Do đó, ngành đường cần đẩy nhanh tái cấu trúc trong dài hạn để cải thiện khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Hơn nữa, các nhà máy đường cần đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm đầu ra ngoài đường, và phát triển các chính sách hỗ trợ nông dân trồng mía. Họ nên đầu tư vào cơ giới hóa và mở rộng các cánh đồng lớn để phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, cải thiện năng suất và chất lượng mía đường, đồng thời tăng cường liên kết nông dân với doanh nghiệp để đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và đầu ra sản phẩm. Ngoài ra, các nhà chức trách cần tiếp tục kiểm soát nhập khẩu đường và xử lý nghiêm khắc các gian lận thương mại.

Theo VNS

Admin

Rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh chính sách phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường

Bài trước

New Zealand cho biết thuế phòng vệ của Trung Quốc đối với sữa bột đã được dỡ bỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường