0

Đói và suy dinh dưỡng vốn đã là vấn đề toàn cầu từ trước khi COVID-19 bùng phát. Các biện pháp phong tỏa nhằm kìm hãm sự lây lan dịch bệnh làm gián đoạn các chuỗi cung ứng thực phẩm trong nước và quốc tế, khiến vấn đề càng trở nên khẩn thiết.

Nạn đói và suy dinh dưỡng toàn cầu đã tăng trở lại trong 5 năm qua. Các lệnh phong tỏa để chống lại đại dịch virus corona làm gián đoạn thương mại thực phẩm trong nước và quốc tế, cũng như sản xuât và phân phối. Hàng chục triệu người thành thị và dân nhập cư mất việc làm, nhiều người có thể vĩnh viễn bị trói chặt trong cái đói.

Các nỗ lực chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng (Mục tiêu phát triển bền vững thứ 2) hiện đang trật bánh. Ngay cả sau khi các chính sách phong tỏa toàn diện được nới lỏng, gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn diễn ra trong sản xuất và phân phối thực phẩm có thể làm tăng giá tiêu dùng. Với sinh kế của hàng chục triệu hộ gia đình mất đi, mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng tăng lên trở thành một thực tế thiếu các giải pháp được quan tâm về hỗ trợ sản xuất và marketing thực phẩm.

Mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng vốn nên là tin nóng từ trước đại dịch COVID-19. Bất chấp tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng tại châu Á và Thái Bình Dương trong 4 thập kỷ qua, tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng theo địa phương vẫn tồn tại dai dẳng. Số người sống ở mức nghèo cùng cực (dưới 1,9 USD/ngày) giảm từ 53% vào năm 1990 xuống chỉ còn khoảng 9% năm 2013 nhưng con số này vẫn tương đương 326 triệu người sống dưới ngưỡng nghèo. Nghèo là tình trạng gắn chặt với mất an ninh lương thực, và theo đó, số người thuộc diện mất an ninh lương thực trong khu vực này vẫn ở mức cao.

Cung cấp thực phẩm đủ cho hàng triệu người trong tình trạng đói và suy dinh dưỡng làmột thách thức lớn. Suy dinh dưỡng tác động tới con người ở mọi lứa tuổi – từ tình trạng thiếu cân nghiêm trọng cho tới những người béo phì – nhưng trẻ em là đối tượng hứng chịu nặng nề nhất. Hơn 86%, hay 25% trẻ em dưới 5 tuổi đang ở mức thấp còi và 34 triệu trẻ em đang suy dinh dưỡng nặng và thêm 12 trẻ khác ở thể suy dinh dưỡng cấp tính, nguy hiểm tới tình mạng. Thiệt hại GDP do tình trạng thấp còi lên tới 7 – 10% GDP trong khu vực nhưng các chính phủ chỉ phân bổ 1% chi tiêu công cho các dự án dinh dưỡng.

Sự mất mát trên diện rộng về việc làm và thu nhập do COVID-19 gây ra sẽ khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Lấy ví dụ về thực phẩm không an toàn. Ngay từ trước đại dịch COVID-19, tác động của thực phẩm không an toàn lên sức khỏe con người đã rất đáng kể. Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính trên toàn cầu có hơn 600 triệu người bị ốm do ăn phải thực phẩm bẩn. Trẻ em dưới 5 tuổi chiếm tới 40% số ca bệnh liên quan đến thực phẩm với 125.000 bé chết mỗi năm. Nếu thiệt hại về việc làm và gián đoạn sản xuất – phân phối thực phẩm tiếp tục diễn ra và thực phẩm an toàn càng ít sẵn có cho các cộng đồng nghèo thì sẽ gây ra tình trạng đau ốm và thương vong gia tăng trong thời gian COVID-19.

Hiện không có giải pháp nào dễ dàng cho bất cứ thách thức ngày càng tăng này. Nhưng có một bước lớn có thể ngay lập tức tác động lên an ninh lương thực của khu vực.

Các chính phủ cần dành sự quan tâm tới khu vực nông thôn ở mức ít nhất cũng tương xứng với khu vực thành thị. Sự phát triển của nông thôn và ngành nôn gnghiệp phần lớn bị tảng lờ tại một số khu vực, dẫn tới tình trạng thiếu đầu tư, gây cản trở lớn cho ngành nông nghiệp và lên an  ninh lương thực lẫn tình trạng sức khỏe của các cộng đồng.

Những nông dân sản xuất nhỏ cung cấp tới 80% thực phẩm cho khu vực này. Khi không có lợi nhuận, họ không thể đầu tư vào công nghệ hiện đại và đầu vào chất lượng cao. Hệ quả là năng suất nông nghiệp trên khắp khu vực ở mức thấp, chi phí sản xuất cao và người tiêu dùng phải trả giá cao hơn.

Chất lượng kém và thực phẩm nhiễm bẩn gây ra tác động phá hủy đối với y tế công. Những người thiếu dinh dưỡng có sức đề kháng yếu, khiến họ trở nên dễ tổn thương hơn trước bệnh tật như COVID-19. Vòng luẩn quẩn này chỉ có thể phá vỡ khi chính phủ có mức độ quan tâm đủ lớn ở tầm làm chính sách cấp cao.

Các chính phủ có thể làm gì để giúp nông dân sản xuất thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng và có giá cả phải chăng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương?

Ưu tiên đầu tiên là cung cấp cho nông dân sản xuất nhỏ khả năng tiếp cận nguồn giống, phân bón và thuốc trừ sâu chất lượng cao. Thông thường, các đầu vào sản xuất này không sẵn có đúng thời điểm và bị làm giả nhiều. Các chính phủ hoặc không có các quy định an toàn chất lượng đầy đủ hoặc không thể thực thi. 3 hành động sẽ mang đến những cải thiện đáng kể: mở rộng tiếp cận tín dụng cho cộng đồng nông dân sản xuất nhỏ, đặc biệt là phụ nữ; cải thiện marketing các đầu vào chính thông qua nới lỏng các hạn chế nhập khẩu và phân phối; và khuyến khích sự tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt là về giống và hóa chất.

Thứ 2, khu vực này rất cần các thị trường hoạt động hiệu quả cho thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nhanh hỏng như rau quả, thịt, cá, trứng và sữa. Tổn thất sau thu hoạch lên tới 30 – 40% sản xuất do thiếu các hệ thống kho lạnh và cơ sở hạ tầng thị trường phù hợp.

Trong ngắn hạn, các chính phủ nên cải thiện vệ sinh và tính tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng tại các chợ bán buôn đang hoạt động. Trong trung hạn, cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng thị trường bán buôn và bán lẻ hiện đại thông qua đối tác công – tư. Một nghiên cứu của ADB ước tính để đạt SDG2 tại châu Á Thái Bình Dương, đầu tư hàng năm cho nghiên cứu và phát triển, cơ sở hạ tầng thị trường, thủy lợi và hiệu quả sử dụng nước phải tăng từ 42 tỷ USD hiện nay lên tới 79 tỷ USD. Xét tới những khó khăn do COVID-19 gây ra cho ngành thực phẩm, mức độ đầu tư thậm chí sẽ còn cao hơn.

Thứ 3, các chính phủ có thể liệu trước bất cứ tình trạng thiếu hụt thực phẩm do dịch bệnh gây ra thông qua cải thiện năng lực tự có. Các bộ chịu trách nhiệm về nông nghiệp tại phần lớn các chính phủ đôi khi lại là mắt xích yếu nhất trong hệ thống. Năng lực của họ trong tạo ra các chính sách dựa trên thực nghiệm cần phải cải thiện ngay lập tức.

Do COVID-19, lao động nhập cư thất nghiệp thành thị đang quay về một số vùng nông thôn an toàn hơn, nơi giãn cách xã hội trong các hộ gia đình dễ dàng hơn là trong các khong gian sống lớn nhưng xô bồ tại thành thị. Phát triển nông thôn và làm nông sinh lời sẽ tạo ra vô số việc làm phi nông nghiệp. Tăng thu nhập tại các khu vực nông thôn cũng sẽ tạo ra nhu cầu cao hơn cho các việc làm tại thành thị. Đại dịch hiện nay là một mối nguy, đồng thời cũng là một cơ hội để tạo ra lợi nhuận khi lao động quay trở lại đồng ruộng – nhưng chỉ khi chính phủ đầu tư mạnh hơn và nông nghiệp và triển khai các hành động chính sách quyết đoán, thiết thực.

Cân đối giữa thu nhập và việc làm nông nghiệp và phi nông nghiệp sẽ tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng và có giá cả vừa túi tiền mà các xã hội – đặc biệt là các cộng đồng nghèo – và các nền kinh tế cần để tồn tại và vượt qua giai đoạn COVID-19.

Theo Hanoitimes

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư