Hàn Quốc đang nóng lòng khởi động nền kinh tế và nối lại các mối quan hệ thương mại, có thể quan sát thấy thông qua các động thái nhất quán trong nới lỏng các biện pháp phong tỏa bất chấp các ổ dịch COVID-19 mới tiếp tục bùng lên tại Seoul ngay sau khi các bar và club mở cửa trở lại.
Về nhập khẩu thực phẩm và đồ uống, Bộ An toàn Thực phẩm và Thuốc (MFDS) của Hàn Quốc đã dỡ bỏ yêu cầu chứng từ khai hải quan nhập khẩu gốc để nhận hàng trước khi nhập khẩu thực phẩm được thông quan, dẫn tới những khó khăn trong vận chuyển bưu điện quốc tế. “Do sự lây lan của COVID-19, có nhiều trường hợp thông quan các sản phẩm thực phẩm bị hoãn do việc gửi các chứng từ liên quan bị chậm trễ cùng với các tờ khải hải quan, đặc biệt là từ Mỹ và châu Âu”, theo MFDS ghi rõ trong một biên bản. “Thực trạng này là do sự chậm trễ trong vận chuyển chứng từ quốc tế, thông qua EMS hoặc International Express, hoặc các hình thức khác, do COVID-19, nên các hình thức văn bản sau đây được chấp nhận: 1) Một ảnh chụp hoặc scan màu văn bản được nộp; và 2) Một thư xác nhận từ công ty nhập khẩu về chi tiết lịch trình mà văn bản gốc sẽ được nộp và lý do cho việc khó khăn trong trình nộp”.
Không nộp được các chứng từ do các vấn đề liên quan đến vận chuyển quốc tế do COVID-19 sẽ chỉ được chấp nhận là lý do chính đáng nếu việc vận chuyển được xác nhận bị hoãn và văn bản gốc vẫn phải được nộp đầy đủ vào một thời đểm xác định về sau.
Ngoài ra, các nhà chức trách cũng sẽ chấp nhận các bản sao của các chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm hữu cơ từ Mỹ và EU. “Với sự lây lan của COVID-19 trại châu Âu và Mỹ, chúng tôi quyết định cho phép một thời hạn giãn nộp chứng nhận nhập khẩu cho thực phẩm chế biến hữu cơ nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu cho Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông sản Quốc gia Hàn Quốc (NAQS)”.
Ghi nhãn
Hiệp hội ngành thực phẩm Hàn Quốc (KFIA) cũng thông báo rằng các quy định được nới lỏng đối với ghi nhãn xuất xứ hàng hóa đối với thực phẩm, xét tới vấn đề nhiều chuỗi cung ứng của các công ty có thể bị gián đoạn do dịch bệnh.
“Bộ Nông Lâm Thực phẩm và các vấn đề nông thôn đã tính tới các khó khăn của các công ty thực phẩm có mức độ phụ thuộc cao vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu do sự lây lan toàn cầu của COVID-19, và quyết định tạm hoãn yêu cầu ghi nhãn xuất xứ”, theo KFIA. “Điều này nghĩa là các công ty không cần ghi nhãn nguồn gốc xuất xứ (tên nước) của nguyên liệu thô nhập khẩu sử dụng trong đóng gói các sản phẩm nông sản/thực phẩm của họ”. Quy định này sẽ trải qua giai đoạn thử thách tới ngày 12/6/2020, và các công ty muốn tận dụng sự nới lỏng quy định này sẽ cần gửi hồ sơ cùng các văn bản liên quan tới cho KFIA.
Điều quan trọng là chỉ các hồ sơ từ các công ty có nhập khẩu và sử dụng các nguyên liệu thô nhập khẩu từ các nước đang áp dụng các biện pháp như hạn chế di chuyển, phong tỏa quốc gia, và/hoặc đóng cửa các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ được chấp nhận.
Nhật Bản cũng nới lỏng các quy định
Hàn Quốc không phải là nước duy nhất trong khu vực đang nới lỏng các quy định với hy vọng có thể tái khởi động nền kinh tế. Nước láng giềng Nhạt Bản cũng đang tạm thời nới lỏng các quy định ghi nhãn thực phẩm để giúp các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cần thay đổi chuỗi cung ứng nguyên liệu thô của họ trong điều kiện COVID-19.
“Các doanh nghiệp liên quan đến thực phẩm đã có kế hoạch thay đổi các chuỗi cung ứng nguyên liệu thô có thể không thể ngay lập tức phản ứng được trước tình hình hiện nay (với các thay đổi về đóng gói và ghi nhãn), có thể làm sản xuất bị đình đốn và gây kìm hãm lưu thông sản xuất và phân phối thực phẩm”, theo Cơ quan các vấn đề người tiêu dùng của Nhật Bản. “Do đó, khi xét tới ghi nhãn các nguyên liệu/nguyên liệu thô thực phẩm, bất cứ sự khác biệt ào về ghi nhãn và nguyên liệu thực sự được sử dụng phải được công bố trực tuyến thông qua các thông báo hoặc website đúng thời điểm và có nội dung hợp lý, nhưng hiện sẽ không có các đợt truy quét trên diện rộng được tiến hành về vấn đề này”.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận