Vũ Hán, Trung Quốc là tâm điểm dịch đầu tiên của đại dịch toàn cầu COVID-19, và vào ngày 8/4, quốc gia này đã ghi nhận trên 81,000 ca nhiễm và 3.333 ca tử vong. CÁc biện pháp kiểm soát ngặt nghèo đã được áp dụng từ tháng 1 đã giúp quốc gia này kiểm soát tốt hơn Mỹ và nhiều nước châu Âu như Tây Ban Nha và Ý. Nhưng trong vài tuần qua, nguồn cung thực phẩm và an ninh lương thực đã trở thành mối quan tâm lo ngại mới ở quốc gia này, đặc biệt là khi nhiều nước như Việt Nam và Ấn Độ đã dừng xuất khẩu thực phẩm.
Thêm vào đó, các tài liệu từ các cuộc họp cấp cao ở tỉnh Cam Túc được rò rỉ trên các mạng xã hội một cách có chủ ý, cho thấy yêu cầu về việc bố trí đặc biệt được thực hiện để “đảm bảo an ninh lương thực” tại địa phương. “Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh và các huyện, thị (phải sử dụng nhiều cách) để dự trữ ngũ cốc, thịt bò, cừu, dầu ăn, muối và các nhu yếu phẩm khác”, trong tài liệu nhấn mạnh. (tài liệu này) sau đó đã được lưu truyền trên Twitter và nhiều mạng xã hội khác. “Nhân dân cũng được hướng dẫn để chủ động dự trữ lương thực trong khoảng 3-6 tháng tại nhà trong trường hợp khẩn cấp. Và cần nâng cao nhận thức và tính cấp bách của việc tăng cường dự trữ và cung cấp thực phẩm”.
Tài liệu này là “giọt nước tràn li” ở quốc gia mà các lời đồn đại về thiếu thực phẩm đã được lan truyền trong nhiều tuần qua, dẫn tới một đợt mua sắm thực phẩm hoảng loạn mới diễn ra. Chính phủ đã phủ nhận toàn bộ các tin đồn về thiếu thực phẩm ở Trung Quốc, nhấn mạnh điều này trong một trong các buổi họp báo hàng ngày của Ủy ban liên hiệp về phòng chống và cơ chế kiểm soát cấp Chính phủ (cơ quan quốc gia được tổ chức để chống COVID-19).
“Về sản xuất ngũ cốc, Trung Quốc đang giữ sản lượng ổn định khoảng 1.3 nghìn tỷ giạ (780 tỷ kg) trong suốt năm 5 trước, và năm ngoái chúng ta đạt kỷ lục 1,33 nghìn tỷ giạ (798 tỷ kg)” . Giám đốc vụ Kế hoạch và Phát triển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trung Quốc, ông Wei Baigang cho biết. “Có đủ lúa mì để đáp ứng nhu cầu trong nhiều năm, và thừa đủ gạo, do đó an ninh ngũ cốc trong nước là hoàn toàn được đảm bảo. Dự trữ ngũ cốc có nguồn cung dồi dào tại thời điểm này và cao hơn 17-18% so với lượng khuyến cáo của Liên hợp quốc (về an ninh lương thực), đặc biệt với các thực phẩm thiết yếu của chúng ta là lúa mì và gạo. Về nhập khẩu, Trung Quốc không phải là nhà nhập khẩu ngũ cốc lớn- năm 2019, giá trị nhập khẩu chỉ chiếm 2% tiêu dùng nội địa. Chúng ta thường nhập khẩu để phục vụ khẩu vị đa dạng của các cá nhân và tiêu dùng của xã hội (nhưng) về nguồn cung, chúng ta có đủ để dự trữ đầy các kho và duy trì giá ổn định do đó không cần phải mua một cách hoảng loạn”.
Hầu hết các lời đảm bảo của chính phủ đều neo vào sản xuất, Giám đốc Pan Wenbo của Vụ Trồng trọt bộ NN&PTNT Trung Quốc nhấn mạnh thêm rằng an ninh lương thực là “tối quan trọng” đối với chính phủ và sản xuất ngũ cốc nội địa đã trở thành một cột trụ “hỗ trợ vững chắc” đối với cuộc chiến chống COVID-19.
Biện pháp phong tỏa trước đó của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng nặng nề đối với sản xuất lương thực trong nước, các nghiên cứu nội địa chỉ ra rằng 60% lãnh đạo địa phương bi quan về vụ trồng trọt năm nay, thiếu hụt lao động nghiêm trọng, và nông dân đang vật lộn để tìm nguồn cung thức ăn chăn nuôi và phân bón, đặc biệt là tại tỉnh Hồ Bắc, nơi có Vũ Hán, là nguồn cung cấp phân bón chính của cả nước. Dù vậy, Trung Quốc vẫn đang thúc đẩy cho mọi thứ trở lại bình thường sớm.
Theo phát ngôn viên kiêm Trợ lý giám đốc truyền thông Mi Feng của Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc, người điều hành buổi họp báo: “các vùng có rủi ro thấp hiện đang được thúc đẩy với các sáng kiến để đưa cuộc sống và các thói quen trở lại bình thường, mặc dù tụ họp đông người vẫn cần được kiểm soát chặt chẽ và các biện pháp bảo vệ vẫn được áp dụng”
Các hạn chế được nới lỏng
Một nguyên nhân khác gây lo ngại là Vũ Hán đã mở cửa trở lại khu chợ truyền thống bán động vật sống, là nơi mà đa phần mọi người tin là loại virus gây ra COVID-19 được truyền từ động vật sang người.
Các hoạt động kinh doanh được cho biết là tiếp tục như thường lệ với các điều kiện vệ sinh và hạn chế tiếp xúc gần với động vật hoang dã như dơi và chuột được áp dụng- và bất chấp lệnh cấm “toàn diện” của Trung Quốc về tiêu thụ và buôn bán động vật hoang dã trái phép.
Sự buông lỏng quản lý đối với các chợ này đã làm bùng nổ một làn song phẫn nộ từ cả cư dân bản địa và quốc tế, và nhiều người tin rằng đây có thể dẫn tới một làn song dịch bệnh khác, khiến cho tất cả những hi sinh và các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo trước đây trở nên vô nghĩa. “Họ đã không rút ra được bài học nào, nhưng cả thế giới đnag phải trả giá cho điều đó”, đây là một tâm lý chung trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã kêu gọi đóng cửa các chợ truyền thống như vậy, như quyền Tổng thư ký của Ủy ban liên hợp quốc về Đa dạng sinh học, Elizabeth Maruma Mrema. “Thông điệp mà chúng ta nhận được là nếu chúng ta không quan tâm tới thiên nhiên, thiên nhiên sẽ quan tâm tới chúng ta”, bà trao đổi với The Guardian.
Theo Food Navigator Asia
Người dịch: Kim Trương
Bình luận