Trong khi các ngành bán buôn và chế biến thủy sản châu Âu cam kết duy trì nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng trong suốt cuộc khủng hoảng COVID-19, các chính sách tạm thời do EU và các nước thành viên ban bố nhằm kìm chế tác động của dịch bệnh lên các chuỗi cung ứng thủy sản được hoan nghênh nhưng vẫn chưa đủ mạnh, theo Hiệp hội Thương nhân và các nhà chế biến thủy sản thủy sản EU (AIPCE-CEP) cảnh báo.
Trong một công báo, AIPCE-CEP cho hay ngành thủy sản đang nỗ lực giải quyết tình trạng “gián đoạn trên diện rộng về nhu cầu”, dẫn tới “các hậu quả khốc liệt” về chuỗi cung ứng thủy sản tươi, nhưng “nhu cầu mạnh” đang được hàng loạt các công ty báo cáo đối với phần khúc thủy sản đông lạnh và thủy sản chế biến sẵn.
Trong khi các doanh nghiệp hiện vẫn có khả năng cung cấp cho thị trường – với nguồn cung trong kho lạnh đủ cho 3 tháng tới – họ có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề trong tương lai gần để bổ sung kho hàng nếu nguyên liệu thô không sẵn có trên thị trường và vấn đề logistics dai dẳng. “Sự tiếp tục các hoạt động khai thác, chế biến và logistics là ưu tiên cao nhất hiện nay. Trong cuộc khủng hoảng hiện tại, các biện pháp mạnh tay hỗ trợ các công ty duy trì hoạt động là rất cần thiết”.
Trong thời gian tới, AIPCE-CEP cho rằng Quỹ Khai thác thủy sản và nghề cá châu Âu (EMFF) phải được điều chỉnh để thích ứng và đưa yếu tố chế biến vào chuỗi giá trị trong các chính sách bất thường. Hiện không có các điều khoản tính tới ngành chế biến thủy sản trong khi ngành này đang chịu thiệt hại nghiêm trọng bởi cú shock cung và các chính sánh an toàn.
Hiệp hội cũng nhấn mạnh các quy trình nhập khẩu cần linh động và tính đến tác động của các dịch vụ giao hàng và vận chuyển. Tổ chức này kêu gọi việc đưa ra “làn xanh” cho các nguyên liệu chế biến và thực phẩm, có một sự điều phối tập trung giữa các nước thành viên.
Đồng thời, AIPCE-CEP muốn các quy định pháp luật được đưa ra nhằm “tạo quãng nghỉ” cho tới khi ngành này có thể quay trở lại hoạt động bình thường, bao gồm giảm gánh nặng hành chính tại các điểm thông quan biên giới. “Chúng ta cần các chính sách, hành động quyết đoán, nhanh và được điều tiết ở mọi cấp độ nhằm giảm thiểu tac động của cuộc khủng hoảng và kêu gọi sự hợp tác với các đối tác trong chuỗi giá trị để sắp xếp và lên kế hoạch nguồn cung theo cách tốt nhất”, AIPCE-CEP cho hay. “Các chính sách kinh tế nên đặt mục tiêu giảm thiểu thất bại thị trường ở cả ngành khai thác và chế biến – thương mại”.
AIPCE-CEP đại diện cho hơn 3.900 công ty thủy sản và hơn 128.000 lao động trên khắp EU.
Theo Seafood Source
Bình luận