Ấn Độ có thể chiếm tới 45% kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2021 nhờ công suất xử lý hàng tại cảng tăng lên, giúp nước sản xuất gạo lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc này đạt mức xuất khẩu gạo cao kỷ lục cho các khách hàng trên khắp châu Phi và châu Á.
Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này có thể xuất khẩu tới 22 triệu tấn gạo trong năm 2021, tức còn cao hơn tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của 3 nước xuất khẩu gạo lớn kế tiếp là Thái Lan, Việt Nam và Pakisan, theo ông Nitin Gupta, phó chủ tịch mảng kinh doanh gạo của Olam Ấn Độ. “Cùng với các khách hàng truyền thống, năm 2021, Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh cũng đang mua gạo Ấn Độ”, ông cho hay. Xuất khẩu gạo Ấn Độ năm 2020 tăng vọt 49% so với năm 2019 lên mức cao kỷ lục 14,7 triệu tấn do xuất khẩu gạo thường (non-basmati) tăng vọt 77% lên mức kỷ lục 9,7 triệu tấn.
Tất nhiên, Ấn Độ sẽ thống trị thương mại gạo toàn cầu trong năm 2021 khi công suấ vận hành cảng mới đã hiện thực hóa tiềm năng xuất khẩu của nước này. Năm 2021, xuất khẩu gạo non-basmati có thể tăng gần gấp đôi so với năm 2020 lên 18 triệu tấn, trong khi xuát hẩu gạo cao cấp basmati dự báo ổn định ở mức 4 triệu tấn, theo ông Gupta. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo xuất khẩu gạo toàn cầu niên vụ 2021-22 đạt 48,5 triệu tấn.
Nút thắt cổ chai logistics
Gạo Ấn Độ được coi là luôn rẻ hơn các nguồn cung gạo chào bán từ Thái Lan và Việt Nam từ tháng 3/2020, trong khi nhu cầu gạo toàn cầu leo thang lên mức cao kỷ lục.
Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ luôn rẻ hơn gạo Đông Nam Á từ năm 2020
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng hạn chế tại at Kakinada Anchorage, cảng gạo chính của Ấn Độ, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn liên miên và thời gian bốc dỡ kéo dài trong suốt năm 2020, khiến nhiều người mua chuyển sang các nguồn cung khác. Ấn Độ chào bán mức giá thấp hơn tới hơn 100 USD/kg so với các nhà xuất khẩu khác nhưng phần giảm giá này bị cuốn phăng khi các loại thuế phí đi kèm với chậm xử lý hàng, theo nhà xuất khẩu Brahmananda Gudimetla.
Để giảm tắc nghẽn, bang miền nam Andhra Pradesh trong tháng 2/2021 đã cho phép sử dụng cảng nước sâu tại Kakinada để vận chuyển gạo. “Thời gian chờ tàu giảm sau khi cảng nước sâu này bắt đầu xử lý gạo. Nhu cầu đáng lẽ đã chuyển sang các nước khác nay ở lại với chúng tôi”, theo ông B.V. Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, Ấn Độ xuất khẩu 12,84 triệu tấn gạo, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2020, theo dữ liệu điều chỉnh từ Bộ Thương mại nước này. Ít nhất 1 triệu tấn gạo sẽ được vận chuyển từ cảng nước sâu này trong năm 2021, theo ông M Muralidhar, giám đốc điều hành của Kakinada Seaports Ltd.
Cơn náo loạn mang tên vận chuyển
Bất chấp công suất cảng tăng lên, tốc độ bốc dỡ hàng của Kakinada vẫn chậm chạp hơn nhiều so với các cảng tại Đông Nam Á do thiếu cơ sở hạ tầng chuyên cho xử lý gạo. “Tại Kakinada, cần tới gần 1 tháng để bốc 33.000 tấn gạo từ thời điểm mỏ neo hạ xuống. Tại Thái Lan, thời gian này chỉ mất 11 ngày với cùng khối lượng”, theo ông Fahim Shamsi mô tả tình hình bốc hàng tại Kakinada trong tháng này. Căng thẳng tại Kakinada gia tăng sau khi chi phí vận chuyển gạo bằng container tăng vọt, buộc các nhà vận chuyển gạo phải chuyển từ tàu container sang tàu hàng rời, theo ông Gupta của Olam cho hay.
Kakinadâ có thể xuất khẩu thêm gần 2 riệu tấn gạo nếu cơ sở hạ tầng được nâng cấp và quy trình được cơ giới hóa, ông Rao nhận định. Xuất khẩu gạo non- basmati chủ yếu sang các nơcs châu Phi và châu Á, trong khi gạo basmati cao cấp chủ yếu sang Trung Đông, Mỹ và anh.
Theo Reuters
Bình luận