Đại dịch tiếp tục làm khó doanh nghiệp ĐBSCL
Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do cả tác động từ đại dịch và các chính sách kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh của chính phủ.
Trong hội thảo trực tuyến với chủ đề Các giải pháp kinh tế và pháp lý để dỡ bỏ khó khăn cho kinh doanh giữa đại dịch COVID-19, ông Nguyễn Phương Lâm, tổng giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, cho biết chỉ trong vòng 2 tháng kể từ đợt bùng phát dịch lần này, 13 tỉnh thành miền Nam đã hứng chịu tác động nặng nề. “Mặc dù số ca nhiễm tại ĐBSCL không cao như tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng xảy ra rải rác ở khắp 13 tỉnh thành”.
Theo thống kê của Bộ Công thương, 10.000 doanh nghiệp đã rời bỏ thị trường trong vòng 3 tháng kể từ tháng 6, so với 6.000 doanh nghiệp giải thể trong cả 6 tháng đầu năm. Trong 7 tháng đầu năm 2021, có tới 80.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020. “Các doanh nghiệp đồng loạt bị tác động tới công suất sản xuất, tiếp cận thị trường, các lịch trình giao hàng và lao động. Tuy nhiên, ĐBSCL – trung tâm sản xuất nông thủy sản của cả nước – gánh chịu thua lỗ nặng nề do đầu ra sản xuất bị gián đoạn. Nông thủy sản là ngành đặc thù: Sau khi thu hoạch, hoạt động bảo quản đòi hỏi các kho lanh với điều kiện cụ thể nhưng nhiều hộ gia đình và trang trại không thể thực hiện được hoạt động bảo quản này”, ông Lâm cho hay.
Ông Trần Khắc Lâm, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Sóc Trăng, nhấn mạnh rằng thông quan hàng hóa vẫn là vấn đề then chốt để duy trì chuỗi cung ứng. Do đó, các nhà chức trách địa phương cần thuận lợi hóa vận chuyển. Kể từ làn sóng dịch bệnh mới nhất, các nhà chức trách tại thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh miền Nam có những quy định riêng đối với vận chuyển và thiếu tính đồng nhất nên gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cần ưu tiên tiêm vắc xin cho những người làm việc trong ngành. Dự kiến 70% dân số sẽ được tiêm vắc xin để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường. Tuy nhiên, cho tới nay mới chỉ khoang 2% dân số được tiêm vắc xin.
Những thành viên tham gia hội thảo đồng thuận rằng chính phủ cần phải tăng hỗ trợ. Ví dụ, chính phủ cần giảm và miễn thuế, lãi suất cũng như điều chỉnh chi phí liên quan đến vận chuyển và logistics để hỗ trợ cộng đồng kinh doanh.
Theo VIR
Bình luận