Các thị trường thực phẩm toàn cầu cần lớp đệm chống lai cơn cuồng phong từ Trung Quốc
Tác động của biến động nhu cầu tại Trung Quốc đặc biệt rõ ràng đối với đậu tương. CÁc động thái gần đây của Trung Quốc trong hạ thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, bao gồm đậu tương, làm dấy lên niềm hy vọng cho các nhà đầu tư hàng hóa Chicago rằng xuấ khẩu đậu tương Mỹ sẽ tăng trở lại. Căng thẳng thương mại làm giá đậu tương trên thị trường quốc tế bất ổn suốt năm 2019, thậm chí giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt là tin tốt cho các thị trường. Nhưng chỉ một số ít dự báo xu hướng tăng ổn định trong thương mại đậu tương giữa hai nước, chủ yếu do sự nổi lên của một yếu tố rủi ro mới: virus corona. Rủi ro mới này thậm chí còn mạnh hơn áp lực giảm giá hiện tại đối với nhu cầu đậu tương gây ra bởi dịch tả lợn, đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi lợn tại Trung Quốc và làm giảm nhu cầu đối với TACN từ đậu tương. Trong khi đó, Việt Nam đang ráo riết tăng nhập khẩu thịt lợn để bù đắp thiếu hụt nguồn cung nội địa, là nguyên nhân đẩy giá thịt lợn tại châu Âu tăng vọt và làm dấy lên nỗi lo rằng các nhà nhập khẩu khác sẽ khó đảm bảo nguồn cung.
Trung Quốc chiếm chỉ 20% hoặc ít hơn trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương vào thập niên 2000 nhưng đã tăng vọt lên hơn 60% khi bùng nổ tăng trưởng kinh tế dẫn tới tăng nhu cầu. Mặc dù nhu cầu này gần đây đã giảm đi phần nào do cuộc chiến thương mại, xu hướng tăng trưởng tiếp tục dự báo tiếp diễn trong trung hạn. Trung Quốc cũng chiếm đến gần một nửa sản lượng thịt lợn toàn cầu trước khi dịch tả lợn bùng phát.
Tác động trên phạm vi toàn cầu của các chuyển dịch cung – cầu trên thị trường Trung Quốc rộng lớn sẽ tiếp tục lớn lên theo hình xoắn ốc. Để giảm thiểu tác động lên giá toàn cầu, Trung Quốc cần cải thiện quản lý kiểm dịch tại các trại chăn nuôi vàvận hành hệ thống nhằm đảm bảo nhập khẩu thực phẩm ổn định từ thị trường quốc tế.
Các nước và khu vực có tỷ lệ tự cung tự cấp thực phẩm ở mức thấp – như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan – nên vận hành sao cho đảm bảo được các tuyến nhập khẩu nông sản hoạt động ổn định, đồng thời tăng cường sản xuất nội địa. Mở rộng các kênh xuất khẩu nhằm khuyến khích nông dân tăng sản xuất cũng là một chiến lược chính.
Một vấn đề cũng quan trọng là triển khai đúng đắn các chương trình trợ cấp, mà tình trạng kém hiệu quả rất phổ biến tại Nhật Bản và các nước khác. Các chính phủ phải triển khai từng bước nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp, thuyết phục công luận rằng tiền thuế đang được chi tiêu đúng đắn vào bảo vệ sản xuất thực phẩm nội địa.
Theo Nikkei Asia
Bình luận