Protein động vật

Tin vắn ngành protein động vật ngày 4/2

0

Trung Quốc sẽ chủ động tăng nguồn cung thịt lợn thông qua xả kho và nhập khẩu

Trung Quốc sẽ sắp xếp để xả kho thịt lợn đông lạnh từ các nhà kho nhà nước bất cứ khi nào cần thiết giữa bối cảnh bùng phát virus corona, theo thông cáo báo chí từ phó giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Lian Weiliang. Đồng thời, Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi chủ động mở rộng nhập khẩu thịt để bình ổn nguồn cung thịt hiện nay. Dựa trên số liệu sơ bộ, nhập khẩu các sản phẩm thịt như thịt lợn và thịt bò cập cảng thông quan đạt 310.000 tấn trong nửa đầu tháng 1, tăng 275% so với cùng kỳ năm 2019. Nhập khẩu các sản phẩm này ước tăng 190% lên 640.000 tấn trong tháng 1/2020.

Nhà máy chế biến tại Tây Ninh cung cấp các sản phẩm thịt gia cầm an toàn

Công ty Thanh Bảo Hân tại tỉnh Tây Ninh vừa khởi động vận hành một lò giết mổ gia cầm trị giá đầu tư 2 triệu USD. Dây chuyền giết mổ này tuân thủ các tiêu chuẩn EU, có thể xử lý 5 triệu gia cầm/năm. Ông Bùi Văn Thanh, giám đốc công ty, cho biết phần lớn các lò giết mổ trong tỉnh đều có quy mô nhỏ với các điều kiện dịch tễ yếu. Nhà máy hiện đại của công ty sẽ cung cấp các sản phẩm thịt gà an toàn với giá cả phải chăng cho người tiêu dùng tại các khu vực ven đô.

Campuchia nhập khẩu 8.000 con lợn/ngày từ Thái Lan

Campuchia đang nhập khẩu 7.000 – 8.000 con lợn/ngày ở mức giá 5 USD/kg để tăng cường nguồn cung thịt lợn nội địa và để xuất khẩu sang Việt Nam. Theo ông Srun Pov, chủ tịch Hiệp hội những người chăn nuôi Campuchia, phần lớn thịt lợn nhập khẩu đến từ Thái Lan và một nửa kim ngạch nhập khẩu thịt lợn được tái xuất sang Việt Nam. Campuchia vốn nhập khẩu lợn từ Việt Nam nhưng đã ngưng nhập khẩu do bùng phát dịch tả lợn tại Việt Nam đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn.

Việt Nam dự báo thiếu nguồn cung thịt lợn trong năm 2020

Việt Nam báo cáo thiệt hại gần 6 triệu con lợn do dịch tả lợn theo báo cáo công bố vào cuối tháng 12/2019. Tuy nhiên, ước tính thiệt hại của Rabobank lên tới 7,5 triệu con. Điều này nghĩ là sản lượng thịt lợn của Việt Nam giảm 21% trong năm 2019 xuống còn 2,21 triệu tấn. Với dự báo tiêu dùng thịt lợn năm 2019 đạt 2,44 triệu tấn, thâm hụt nguồn cung thịt lợn của Việt Nam là 0,23 triệu tấn. Trong báo cáo thị trường thịt lợn quý 1/2020, Rabobank dự báo thâm hụt nguồn cung thịt lợn sẽ tăng lên 0,27 triệu tấn trong năm nay do quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam tiếp tục giảm 7%.

Sản lượng TACN châu Á Thái Bình Dương giảm do dịch tả lợn

Sản lượng TACN khu vực châu Á Thái Bình Dương giảm 5,5% trong năm 2019, chủ yếu do dịch tả lợn và suy giảm mạnh sản xuất TACN lợn, theo khảo sát 2020 Alltech Global Feed Survey. Sản lượng TACN của Trung Quốc giảm gần 20 triệu tấn xuống còn 167,9 triệu tấn và tụt hạng xuống vị trí thứ 2, sau Mỹ, trong danh sách các nước sản xuất TACN lớn nhất thế giới. Ấn Độ và Nhật Bản tiếp tục là nằm trong top các nước sản xuất TACN lớn nhất thé giới, với sản lượng tương đương năm 2018 ở mức lần lượt là 39 triệu tấn và 25,3 triệu tấn, trong khi sản lượng TACN tại Việt Nam giảm 7%.

Dịch tả lợn tiếp tục thách thức thị trường toàn cầu trong năm 2020

Trong khi tác động của dịch tả lợn khác nhau tại các khu vực khác nhau, phạm vi dịch bệnh đã mở rộng trong những tháng gần đây, theo báo cáo thị trường thịt lợn quý 1/2020 của Rabobank. Hệ quả là trong năm 2020, tâm lý thận trọng  trong mở rộng sản xuất tại một số khu vực và nhập khẩu tăng diễn ra trên thị trường thế giới. Gói thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu Mỹ tăng xuất khẩu sang Trung Quốc. Đồng thời, một số thảo luận thỏa thuận thương mại khu vực đang diễn ra sẽ tác động lên các luồng thương mại toàn cầu.

Ngành thủy sản Việt Nam chật vật trước lệnh cấm Ethoxyquin của EU

Ngành thủy sản Việt Nam đang lo ngại về lệnh cấm Ethoxyquin của EU, chất được sử dụng như một chất bảo quản bột cá. Chất này thường được các nhà sản xuất thức ăn thủy sản nhập khẩu và dư lượng rất khó kiểm soát. Tổng cục Thủy sản Việt Nam cho biết sẽ kiểm tra ghi nhãn của các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin trong phạm vi cho phép và dư lượng thực tế có thể dẫn tới việc bị trừng phạt.

Japfa đạt lợi nhuận kinh doanh lợn ở mức cao tại Việt Nam

Công ty Japfa từ Singapore ghi nhận giá lợn trung bình bán ra tăng vọt kể từ quý 4/2019. Trưởng phân tích UOB Kay Hian là John Cheong nhận định: “Chúng tôi biết dịch tả lợn tác động chưa đến 25% tổng quy mô chăn nuôi lợn. Chúng tôi cho rằng khả năng sinh lời của mảng kinh doanh lợn tại Việt Nam của Japfa sẽ hưởng lợi do giá lợn tăng bù đắp suy giảm doanh số”. Lợi nhuận ròng của Japfa cho mảng kinh doanh lợn dự báo đạt 28 triệu USD trong năm 2020.

CP Việt Nam giới thiệu mô hình sinh lời mới cho nông dân nuôi tôm

Nông dân nuôi tôm Việt Nam đang dần áp dụng mô hình CPF-Combine phiên bản 2 (CPF Combine 2) do CP Việt Nam giới thiệu do tỷ lệ thành công cao của mô hình này. Đến cuối năm 2019, hơn 8.000 trại nuôi tôm trên khắp cả nước đang sử dụng mô hình này. “CPF Combine 2 có nhiều lợi thế giúp nông dân vận hành trại nuôi dễ dàng và hiệu quả hơn”, theo phó giám đốc kỹ thuật Banchong Buahung của CP Việt Nam cho hay. Trong năm 2020, CP Việt Nam sẽ tiếp tục giới thiệu mô hình này tới nông dân nuôi tôm tại Việt Nam và các nước khác.

Giá lợn tăng tại Việt Nam thúc đẩy kết quả hoạt động kinh doanh của CP Pokphand

Biên lợi nhuận mảng kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam tăng và điều chỉnh tăng mạnh giá trị các tài sản sinh học trong quý 4/2019 đã giúp CP Pokphand có trụ sở tại Hong Kong thông báo lợi nhuận hợp nhất ước đạt từ 330 – 350 triệu USD cho năm kết thúc vào 31/12/2019 so với mức 282 triệu USD hồi năm ngoái. Công ty trước đây đã báo cáo lợi nhuận xấp xỉ đạt 126 triệu USd trong 9 tháng đầu năm 2019.

Việt Nam sử dụng các chất kháng khuẩn trên động vật nhiều hơn trên người

Theo một nghiên cứu của tổ chức Kiểm soát lây nhiễm và kháng kháng khuẩn chỉ ra trong tổng số 3.838 tấn vi kháng sinh sử dụng tại Việt Nam trong năm 2015, 71,7% được dùng cho động vật và phần còn lại sử dụng trên người. Kết quả này tương ứng với mức sử dụng 261.7 mg/kg trên người và 247.3 mg/kg trên động vật, so với mức tương ứng 122.0 mg/kg và 151.5 mg/kg tại EU. Nghiên ứu này cũng nhấn mạnh lượng sử dụng vi kháng sinh lớn (41,7%) trong chăn nuôi lợn, 28,3% ở người, 21,9% ở nuôi trồng thủy sản và 4,8% trong chăn nuôi gà.

Masan đầu tư 15 triệu USD để số hóa ngành kinh doanh bán lẻ

Sau khi thâu tóm Vinmart và VinEco của VinGroup, Masan sẽ chi 15 triệu USD để cải tổ và số hóa các hệ thống siêu thị Vinmart. Khoản tiền này sẽ được chi vào quản lý kho, ứng dụng Scan&go, bán lẻ trực tuyến – thực tuyến (O2O), để cải thiện tính hiệu quả của các hệ thống bán lẻ tại Vinmart. Trong năm 2020, Masan sẽ đóng cửa 150 – 300 cửa hàng Vinmart+ hoạt động kém hiệu quả, mở ra 10 – 30 siêu thị Vinmart mới và 100 – 300 cửa hàng Vinmart+. Hiện Masan sở hữu 3.022 siêu thị Vinmart và Vinmart+. Với các cải tổ này, Masan hướng tới mục tiêu hòa vốn trong năm 2020.

Dabaco nhận định ngành chăn nuôi phục hồi và đặt mục tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận trong năm 2020

Trong năm 2020, Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận 20 triệu USD, tăng 50% so với năm 2019, theo tuyên bố đưa ra ngày 6/1. Năm 2019 được cho là năm khó khăn đối với ngành chăn nuôi do dịch tả lợn. Năm 2019, lợi nhuận của Dabaco chỉ đạt 85% mục tiêu. Năm 2020, nhà sản xuất khép kín này sẽ thúc đẩy các dự án chưa hoàn thành và đưa vào hoạt động một nhà máy ép dầu thực vật, một nhà máy TACN và một trung tâm chăn nuôi gà tại tỉnh Bình Phước, và dự án 2 của trung tâm chăn nuôi lợn tại Phú Thọ. Các dự án này sẽ góp phần vào kết quả tài chính năm 2020.

Minh Phú đặt mục tiêu thị phần 25% thị trường tôm toàn cầu thông qua chuyển đổi số hóa

Minh Phú đã tiến hành một bước đi chiến lược khi hợp tác với công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam là FPT để thiết kế một lộ trình chuyển đổi số hóa cho công ty. Động thái này sẽ giúp công ty tối ưu hóa hoạt động, giảm chi phí và cải thiện năng lực sản xuất với mục tiêu thâu tóm 25% thị phần tôm thế giới đến năm 2045. “Để tạo ra một bước đột phá trong ngành tôm, chúng tôi phải cải thiện chính bản thân mình và chuyển đổi theo hướng số hóa là con đường không thể tránh”, theo chủ tịch Lê Văn Quang cho hay.

CP Việt Nam dẫn đầu sản xuất TACN tại Việt Nam

Báo cáo đánh giá Việt Nam lần thứ 13 xếp hạng CP Việt Nam đứng thứ 18 trong danh sách các công ty lớn nhất và dẫn đầu trong ngành TACN. “Đây là niềm vinh hạnh và tự hào cho CP Việt Nam. Giải thưởng này là một sự công nhận cho các nỗ lực không mệt mỏi và làm việc hết mình của đội ngũ nhân sự”, theo ông Vũ Anh Tuấn, phó tổng giám đốc công ty nhấn mạnh. CP Việt Nam hiện có 9 nhà máy TACN, 5 nhà máy chế biến thực phẩm và 3.000 trang trại hoạt động theo hợp đồng. VN 500 là đánh giá thường niên của CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam để lập ra danh sách 500 công ty lớn nhất Việt Nam.

Theo Asian Agribiz

Admin

Hạn ngạch nhập khẩu giúp ngành gà đẻ Thái Lan quản lý nguồn cung tốt

Bài trước

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1,5 tỷ USD

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc