Xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm trong 11 tháng đầu năm 2019
Xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm 0,6% trong 11 tháng đầu năm 2019 xuống còn 3,5 tỷ USD, theo công bố từ Bộ NNPTNT. Nguyên nhân suy giảm chủ yếu do giảm giá trị xuất khẩu thanh long – chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu trái cây và giảm 9%, sầu rieng giảm 17,4%, dừa giảm 35%, nhãn giảm 56% và dưa hấu giảm 26,4%.
Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT cho biết xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh trong khi thị trường này chiếm 66,8% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, là nguyên nhân khiến tổng kim ngạch xuất khẩu suy giảm. Tăng xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc không đủ để bù đắp suy giảm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trong cùng kỳ, nhập khẩu rau quả của Viẹt Nam tăng 3,4% lên 1,63 tỷ USD. Nhâp khẩu trái cây từ Thái Lan – hiện vẫn là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam, giảm tới 24,5% trong khi nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng 10% và từ Mỹ tăng tới 54%.
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu nhiều sản phẩm chủ lực suy giảm trong 11 tháng đầu năm 2019 do gặp nhiều khó khăn. Tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 23,1 tỷ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2018, bao gồm thủy sản (giảm 2,3%), cà phê (giảm 22,2%), và sắn (giảm 5,3%). Các hàng hóa khác tăng lượng xuất khẩu nhưng giảm giá như hạt điều, hạt tiêu và gạo.
Nhiều cải thiện cần phải được thực thi để phát triển bền vững, bao gồm kiểm soát chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc, năng lực chế biến, bảo quản nông sản và các ngành hỗ trợ ngành nông nghiệp. Để tháo gỡ các khó khăn này, Bộ Công thương cho biết sẽ nghiên cứu các giải pháp và công cụ để phát triển xuất khẩu và nhập khẩu cho các thị trường quan trọng, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác và hợp nhất cũng như mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam trên các thị trường truyền thống và các đối tác FTA.
Ông Lê Thanh Hòa, cục phó Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường cho biết để nắm bắt cơ hội, Việt Nam cần đẩy nhanh đăng ký mã vùng sản xuất và mã đóng gói, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thêm rau quả sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, các doanh nghiệp rau quả Việt Nam cần phải đầu tư vào công nghệ và hiện đại hóa chế biến, máy móc sản xuất, và thắt chặt hợp tác và kết nối với các đối tác trong chuỗi cung ứng để cải thiện năng lực xuất khẩu. Ông Hòa cho rằng chính phủ nên xúc tiến nông sản tại các thị trường tiềm năng. Thái Lan xuất khẩu 22 loại rau quả sang Trung Quốc trong khi Việt Nam chỉ có 9 loại. Việt Nam cần từ 3 năm trở lên để đàm phán được giấy phép xuất khẩu trái cây nhiệt đới sang thị trường Trung Quốc.
Châu Âu và nhiều nước khác cũng đặt ra các rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu. Tại EU, bên cạnh những lợi thế từ Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA), và Công cụ Hỗ trợ tiền Nhập khẩu (IPA), thị trường này có các tiêu chuẩn yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện sản xuất và chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói và vận chuyển. Để đạt các tiêu chuẩn này, Bộ NNPTNT đã yêu cầu chính phủ tạo ra các ưu đãi cho ngành nông nghiệp để phát triển sản xuất và các chương trình giám sát kinh doanh, tránh các rào cản thương mại và kỹ thuật.
Theo VNS
Bình luận