Công nghệ

Thương mại gạo bước vào kỷ nguyên số

Vào cuối thế kỷ 17, Sàn giao dịch gạo Dojima tại Osaka, Nhật Bản, làm nên cuộc cách mạng giao dịch khi tung ra các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa lần đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, gạo đang ở trung tâm của một cuộc cách mạng mới trong giao dịch hàng hóa: sự xuất hiện của blockchain. “Thương mại gạo ngày nay chịu gánh nặng trễ hàng, chi phí chế biến cao và gian lận. Phía thua thiệt nhiều nhất thường là nông dân ở đầu chuỗi cung ứng hoặc người mua ở cuối chuỗi cung ứng”, theo Stephen Edkins, nhà sáng lập kiên CEO của sàn giao dịch tích hợp blockchain là Rice Exchange.

Năm 2017, Edkins, một doanh nhân người Anh, phát triển ý tưởng cho Rice Exchange với đồng sáng lập là Frank Gouverne, vốn là một nhà giao dịch gạo trong hơn 30 năm. “Chúng ta cần mang thương mại gạo tiến vào ký nguyên số”, ông Edkins phát biểu.

Theo Rice Exchange, 48 triệu tấn gạo được giao dịch hàng năm. Hơn 1 tỷ người phụ thuộc vào sản xuất lúa gạo làm sinh kế, và gạo là thực phẩm thiết yếu đối với khoảng 3,5 tỷ người. Tiêu dùng gạo dự báo vượt sản xuất khoảng 2,5 triệu tấn gạo trong năm 2021 và 1,7 triệu tấn gạo tại các nước đang phát triển, theo báo cáo triển vọng nông nghiệp 2018 – 2027 của OECD-FAO. Gạo là nông sản tiêu thụ lớn thứ 2 sau ngô. “Gạo là hàng hóa thực phẩm riêng lẻ lớn nhất thế giới”, ông Edkins nhận định. “Nếu có thể giải quyết vấn đề thương mại gạo thì nhiều vấn đề lớn khác sẽ được giải quyết theo”.

Ý tưởng về Rice Exchange nổi lên khi Edkins và Gouverne làm việc cùng nhau trong một dự án trồng lúa tại châu Phi. Họ đối mặt với những thách thức khiến họ nhận ra thương mại gạo rất kém minh bạch. Gạo là lương thực thiết yếu nên thương mại gạo bị bóp méo nghiêm trọng bởi các chính sách can thiệp của chính phủ, các chính sách thuế và trợ cấp thương mại. Các vấn đề cũng gắn với tính kém hiệu quả của chuỗi cung ứng và quan trọng hơn là tình trạng thiếu minh bạch và truy xuất ngồn gốc – dẫn tới viẹc phá vỡ hợp đồng và bảo hiểm.

Tính minh bạch thông qua áp dụng công nghệ

Nhu cầu đối với những sản phẩm gạo sản xuất bền vững và gạo đặc sản, như gạo tự nhiên, đang ngày một tăng lên, theo ông Edkins và Rice Exchange đang hợp tác với các thương hiệu và các nhà phân phối để xây dựng chức năng cho nền tảng giao dịch này, đảm bảo việc quản trị nhiều loại gạo khác nhau. “Bạn cần có cách hợp lý để theo dõi chuỗi cung ứng gạo. Chúng tôi biết rằng người mua sẵn sàng trả giá cao hơn cho gạo được sản xuất bền vững. Nhu cầu ngày càng lớn trong thời điểm này: các thương hiệu châu Âu và các nhà cung cấp lớn hơn cũng đang cam kết chỉ mua gạo được trồng theo hướng bền vững. Mọi người không chỉ đang mua một loại ngũ cốc hạt dài hay gạo trắng mà họ muốn có lựa chọn nhiều loại gạo. Các loại gạo này bán với giá cao hơn nhưng mội khi bạn mua một trong những loại này, bạn muốn bạn nhận được thứ tương ứng với số tiền bỏ ra và số tiền chênh giá này được trả lại để tạo nên tính minh bạch cho chuỗi giá trị”.

Truy xuất nguồn gốc, bền vững và đáng có

Không minh bạch hoặc có khả năng truy xuất nguồn gốc, hai đầu của chuỗi cung ứng đang vận hành trong vùng tối. “Làm sao mà người mua và người bán tìm thấy nhau”, ông Edkins tự hỏi. “Và làm cách nào họ đều xác nhận được rằng bên kia đáng tin? Làm sao họ xác nhận được rằng liệu việc giao hàng đúng như điều khoản đàm phán?”.

Một ví dụ phổ biến của gian lận là làm giả hoặc gian lận chứng từ dẫn đến thiệt hại không được bảo hiểm. Nhiều loại gạo như gạo thơm có thể có nhiều mức giá khác nhau và một loại gạo không thể dễ dàng được thay thế bởi một loại gạo khác. Nhiều hoạt động giao dịch quốc tế phải tìm đến bảo hiểm để giải quyết vấn đề và trung bình, các nhà giao dịch gạo mất khoảng 0,25 – 2% trên mỗi lô hàng, tốn thêm rấtnhiều thời gian để giải quyết vấn đề bảo hiểm – có khi lên tới hàng tháng, theo Rice Exchange cho hay.

Một lý do khác để cải thiện tính minh bạch là sự chú ý ngày càng tăng đối với tính bền vững. Nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay là thông tin vè nguồn gốc thực phẩm và ngày càng ủng hộ các công ty có thể chứng minh được phẩm chất đạo đức.

Các nhà khởi nghiệp trên hợp tác chặt chẽ với các tổ chức xác nhận các nhà sản xuất tạo ra các chuỗi cung ứng hiện đại, có độ tin cậy cao hơn. Một đối tác của Rice Exchange là Sustainable Rice Platform (SRP) của UN, những người bán gạo có chứng nhận này được giao dịch trên sàn. “Cách tiế pcận sáng tạo của Rice Exchange là mang đến một cách tiếp cận thị trường chưa từng có cho những nông dân trồng lúa quy mô nhỏ, và mang đến cho những người mua và người tiêu dùng tại các thị trường đích nhiều lựa chọn các sản phẩm bền vững ơn”, theo điều phối viên SRP Wyn Ellis. “Bằng cách tạo ra sự quan tâm đối với một thị trường mới và giảm chi phí giao dịch cho người mua, giao dịch thông qua Rice Exchange sẽ giúp tăng động lực áp dụng sản xuất bền vững, thích ứng tốt với thời tiết trong cộng đồng nông dân quy mô nhỏ”.

Đối với Rice Exchange, đạt tính minh bạch chuỗi cung ứng và mở rộng giá trị tiềm năng trong khai thác công nghệ blockchain, doanh nghiệp sử dụng Hyperledger, một mạng tư nhân được phát triển bởi hợp tác giữa các công ty công nghệ lớn, bao gồm IBM và Fujitsu, được hỗ trợ bởi Microsoft.

Công nghệ này cho phép sự tham gia đồng loạt của nhiều bên liên quan tới tất cả các khía cạnh thương mại và qua đó giúp giảm rủi ro. Chuỗi giá trị bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ: ngân hàng, các công ty kiểm định, các công ty vận chuyển và các nhà bảo hiểm cung cấp cac dịch vụ cho các nhà giao dịch, những người mua và người bán. Giảm rủi ro giúp các bên tham gia thị trường cung cấp giá ở mức cạnh tranh hơn.

Sự phát triển của sàn giao dịch

1 tháng sau khi nhận được khoản vốn đầu tư vòng 1 trị giá 300.000 USD vào tháng 1/2018, Rice Exchange bắt đầu hình thành dưới sự hướng dẫn của Don Oparah, một nhà khoa học máy tính và chuyên gia blockchain. Sau đó, Edkins và nhóm của ông bắt đầu đi giới thiệu một sản phẩm khả dụng tối thiểu cho các đối tác doanh nghiệp. Phần lón chiến lược marketing của họ thông qua các mạng xã hội – chủ yếu là LinkedIn và Facebook.

Rice Exchange nhận thêm 1 triệu USD tiền đầu tư nữa vào cuối năm 2018, và hiện đang ở giai đoạn giữa của lần gọi vốn lớn hơn. Giao dịch thử nghiệm trên nền tảng này bắt đầu vào tháng 7 vừa qua với thời điểm triển khai toàn diện dự kiến vào mùa thu năm 2019 nhưng một số bên tham gia sớm vào ứng dụng này đã quen với chốt giao dịch.

Theo FT
Admin

Công nghệ mới cho phép bảo quản vải thiều lên đến 18 tháng

Bài trước

Nước mía cô đặc đông lạnh Việt Nam được cấp bằng sáng chế tại Mỹ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ