Các nhà sản xuất nội thất Trung Quốc đang chịu tác động mạnh của tăng thuế xuất khẩu sang Mỹ, áp dụng từ tháng trước, hiện đang hy vọng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sớm chấm dứt cuộc chiến thương mại sau hội nghị G20 tại Nhật Bản.

Thỏa thuận giữa các nhà chức trách Mỹ và Trung Quốc về nối lại các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại đang được các nhà sản xuất nội thất hoan nghênh, khi những khách hàng Mỹ của họ gần như biến mất hoàn toàn kể từ khi chính sách thuế 25% áp dụng vào ngày 1/6, thay thế cho chính sách thuế 10% mà chính phủ của ông Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc từ tháng 9/2018. “Căng thẳng thương mại có vẻ liên tục thay đổi hình thái nên chúng tôi không có bất cứ yếu tố nào để quyết định cách thích ứng với tình hình thay đổi nhanh chóng”, theo Zhang Xiaojun, một nhà quản lý kinh doanh cấp cao của Haining Mengnu Group, có doanh thu xuất khẩu sofa và các sản phẩm nội thất khác sang Mỹ đạt 2 tỷ NDT (291 triệu USD) hàng năm. “Chúng tôi kỳ vọng các chính phủ sẽ sớm đạt được một thỏa thuận và dỡ bỏ các chính sách thuế đang triển khai. Tóm lại, đó là một cuộc chơi sống còn đối với các công ty nội thất Trung Quốc”.

Các nhà sản xuất nội thất được cho là bộ phận chịu tác động lớn nhất của chính sách thuế do Mỹ áp dụng đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc, theo China International Capital Corp (CICC). Ngân hàng đầu tư này ước tính mức thuế sẽ tương đương khoảng 34,2% lợi nhuận năm 2018 của ngành này.

Các nhà sản xuất nội thất đại lục có giá trị sản xuất đạt 701 tỷ NDT trong năm 2018, tăg 4,3% so với năm 2017, theo Hiệp hội Nội thất Quốc gia Trung Quốc. Xuất khẩu nội thát sang Mỹ chiếm khoảng 10% sản lượng thường niên của ngành nội thất Trung Quốc, tương đương khoảng 70 tỷ NDT. Ông Zhang cho hay thuế tăng đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty của ông bởi sự phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang Mỹ.

Tại Quảng Đông, hàng tá các nhà sản xuất nội thất đang mất thị trường Mỹ bởi chính sách thuế trên, theo giám đốc điều hành một công ty cho hay. Các công ty này đang áp dụng chiến lược chờ và quan sát diễn biến sự việc và cho rằng họ nhận thấy những dấu heiẹn tích cực sau khi chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump đồng ý tái khởi động các cuộc thảo luận thương mại trong hội nghị G20.

Tác động của cuộc chiến thương mại có thể nhận thấy khi giá cổ phiếu các công ty nội thất xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh. Jason Furniture, một công ty chuyên làm sofa và giường tại Hàng Châu, có tổng doanh thu giảm 38% so với năm 2018. Cổ phiếu niêm yết tại Thượng Hải của công ty giảm 1% kể từ đầu năm đến nay, so với mức tăng 13% của chỉ số tham chiếu Shanghai Composite Index. Công ty báo cáo lợi nhuận trong quý 1/2019 tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018, so với mức tăng 20% hồi năm ngoái.

Báo cáo tháng 5 của China Securities cho biết Jason Furniture có kế hoạch xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và điều chỉnh cơ sở khách hàng nhằm giúp giảm nhẹ tác động của các chính sách thuế từ Mỹ. Các nỗ lực tinh giản các quy trình sản xuất, cùng với sự yếu đi của đồng NDT, sẽ giúp công ty giảm chi phí sản xuất, nhà môi giới này cho hay.

Một số nhà sản xuất nội thất Trung Quốc cho biết hoạt động sản xuất ở mức chi phí tối thiểu và biên lợi nhuận thấp khiến họ ít có dư địa điều chỉnh giá khi đối mặt với các chính sách thuế. Ông Zhang cho hay mức điều chỉnh giá chỉ 10% có thể phá hủy toàn bộ lợi nhuận mảng xuất khẩu sofa sang Mỹ, xét đến mức biên lợi nhuận thấp của Mengnu. “Mức thuế 25% là án tử đối với các công ty nội thát Trung Quốc như chúng tôi bởi mức biên lợi nhuận ròng của chúng tôi chỉ ở mức khoảng 5%”, ông cho biết thêm. “Chúng tôi không thể chịu đựng mức giảm giá hơn nữa”.

Các nhà sản xuất nội thất khác có vẻ lạc quan hơn. Feng Rong, quản lý tại Boeason, một nhà sản xuất nội thất gỗ tại Cixi, tỉnh Chiết Giang, cho biết các thị trường lao động có thể giúp hấp thụ một số các hiệu ứng. “Trung Quốc vẫn là một thị trường đang tăng trưởng với hàng triệu người tìm cách cải thiện điều kiện sống”, Feng cho hay. “Khoảng 10% sản lượng có thể được thị trường nội địa hấp thụ trong 2 – 3 năm tới”.

Các nhà sản xuất khác cho biết nhu cầu nội địa của thị trường Trung Quốc bắt dầu tiếm chỗ xuất khẩu, trở thành một động lực tăng trưởng. “Việc một khách hàng đặt một đơn hàng các sản phẩm nội thất trị giá 300.000 – 400.000 NDT không còn là hiện tượng lạ bởi họ dang trở nên đủ giàu và muốn các sản phẩm nội thất cao cấp để trưng vị thế xã hội của họ”, theo Ni Yanan, một nhà quản lý kinh doanh của công ty nội thất có trụ sở tại Thượng Hải là A-Zenith. “Thị trường nội địa vẫn có tiềm năng lớn”.

Theo South China Morning Post
Admin

Việt Nam sử dụng gỗ vụn còn sót lại sau bão để sản xuất dăm gỗ, viên nén xuất khẩu

Bài trước

Xuất khẩu gỗ của Bình Dương vượt 4,2 USD

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ