Thiệt hại sản xuất gây ra bởi dịch tả lợn (ASF) đang vượt xa mọi dự báo ban đầu. Sụt giảm sản lượng thịt lợn Trung Quốc và diễn biến tương tự tại Đông Nam Á sẽ tạo nên các cơ hội và thách thức cho các nhà xuất khẩu protein động vật

  • Năm 2019, Rabobank dự báo sản lượng thịt lợn Trung Quốc giảm 25 – 30%, mức dự báo cao nhất về cùng vấn đề này so với các nhà phân tích khác. Các báo cáo thiệt hại tới hơn 50% sản lượng đã được công bố tại một số khu vực đặc biệt nghiêm trọng.
  • Thiệt hại quy mô đàn lợn nái sẽ làm trì hoãn đà phục hồi của ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc. Các nỗ lực tái thiết ngày sẽ càng phức tạp hơn trước rủi ro tái dịch bất chấp các nguồn lực tài chính hiện có.
  • Dịch bệnh này đã lan tới Việt Nam – nơi Rabobank dự báo thiệt hại sản lượng thịt lợn vượt 10%. ASF cũng đã thâm nhập vào Campuchia và có thể tiến xa hơn sang các nước Đông Nam Á khác.
  • Sự chuyển dịch trong các luồng thương mại toàn cầu để đáp ứng nhu cầu protein sẽ mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty có thặng dư khả dụng xuất khẩu và tiếp cận tới thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á, đồng thời làm nổi lên những khiếm khuyết trong hệ thống logistics và làm tăng chi phí toàn chuỗi cung ứng.

Dịch tả lợn tại Trung Quốc đã trở thành đại dịch và thiệt hại rất nghiêm trọng

Kể từ khi bị phát hiện vào tháng 8/2018, ASF đã lan tới tất cả các tỉnh thuộc đại lục Trung Quốc. Với ASF hiện đang gây thiệt hại khoảng 150 – 200 triệu con lợn, dự báo sản lượng thịt lợn sẽ giảm 30%. Mức giảm tuyệt đối này trong sản lượng thịt lợn Trung Quốc lớn hơn khoảng 30% so với sản lượng thịt lợn hàng năm của Mỹ và tương đương sản lượng thịt lợn hàng năm của EU.

Suy giảm nguồn cung thịt lợn không dễ có thể thay thế bằng các nguồn protein khác (thịt gà, thịt vịt, thủy sản, thịt bò và thịt cừu) hoặc tăng nhập khẩu thịt lợn không bù đắp đủ thiệt hại nguồn cung nội địa. Rabobank cho rằng thâm hụt cung cầu tổng nguồn protein năm 2019 của Trung Quốc sẽ gần 10 triệu tấn.

 

Các báo cáo thiếu chính xác về tình hình quy mô đàn lợn và mất cân bằng nguồn cung theo khu vực trước đó sẽ làm gián đoạn đà phục hồi giá thịt lợn bởi thua lỗ trong sản xuất. Khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng các hạn chế vậnchuyển động vật (và thịt lợn), giá thịt lợn tại các khu vực khác nhau bắt đầu giảm chneh lệch nhưng lại cùng tịnh tiến tăng theo mức sụt giảm quy mô đàn lợn. Với mức độ thiệt hại của quy mô đàn lợn, các đối tác thương mại protein động vật toàn cầu đang tranh nhau các nguồn cung protein dài hạn.

Tiến trình tái đàn của Trung Quốc sẽ diễn ra chậm chạp và mất nhiều năm. Các nhà sản xuất vẫn thận trọng trước khả năng tái dịch và tập trung vào cải thiện an toàn sinh học ở các cơ sở chăn nuôi hiện tại. Cam kết hỗ trợ tái đàn của chính phủ không đủ sức thuyết phục các nhà sản xuất trước rủi ro lớn như hiện nay.

Thiệt hại không dừng lại ở Trung Quốc

ASF đã lan tới Việt Nam trong tháng 2/2019  và gần đây hơn là các nước láng giềng tại Đông Nam Á. Dựa trên sự kinh nghiệm tại Trung Quốc, Rabobank cho rằng thiệt hại gây ra bởi dịch tả lợn tại Đông Nam Á cũng sẽ nghiêm trọng. Phần lớn các nước Đông Nam Á được dự báo sẽ gặp khó khăn trong tái đàn và đảm bảo các nguồn cung protein dự phòng. Thiệt hại nguồn cung protein tại Đông Nam Á sẽ càng làm trầm trọng tình trạng thâm hụt nguồn cung protein toàn cầu, gây áp lực tăng giá trên các thị trường.

Sự chuyển dịch trong tiêu dùng các nguồn protein tại Trung Quốc

Rabobank dự báo các nguồn cung protein toàn cầu hiện nay sẽ được điều hướng sang Trung Quốc nhằm bù đắp thâm hụt protein ngày càng tăng. Đây là một sự chuyển dịch chưa từng có tiền lệ và có thể tạo nên tìh trạng thâm hụt bất thường tại các thị trường vốn được đáp ứng bởi các nguồn cung nay quay sang phục vụ thị trường Trung Quốc, tạo nên những biến động ngắn hạn và dẫn tới tăng giá trên thị trường toàn cầu. Một sự chuyển dịch khác là giảm nhu cầu thịt lợn tại Trung Quốc sẽ giúp tăng nhu cầu đối với thịt gia cầm, thịt bò, thủy sản và các loại protein thay thế, đồng thời định hình các xu hướng sản xuất toàn cầu.

Cơ hội cho các nhà xuất khẩu nhưng các hạn chế sẽ làm phức tạp tình hình thương mại

Các công ty sản xuất protein động vật có thặng dư khả dụng xuất khẩu và tiếp cận được thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á sẽ hưởng lợi từ tác động của ASF. EU, Mỹ và Brazil có vẻ đang ở vị thế tốt nhất để tận dụng cơ họi đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thịt lợn và các loại protein động vật khác vào Trung Quốc và Đông Nam Á.

ASF đã có mặt tại châu Âu và là đại dịch tại một số nước Đông Âu nhưng các nước vùng Baltic và một số khu vực của Ba Lan, Nga. Các đợt bùng phát dịch tả lợn được ghi nhận tại hàng loạt các nước khác, bao gồm Bỉ vào tháng 9/2018. Khả năng bùng phát dịch làm hạn chế các luồng xuất khẩu từ các nước sản xuất thịt lợn lớn như Đức là không thể tránh khỏi. Các hạn chế như vậy càng làm phức tạp thêm thương mại thịt lợn tại Trung Quốc và Đông Nam Á.

Mỹ là nước sản xuất – xuất khẩu thịt lợn lớn nhưng các chính sách thuế cao đối với thịt lợn Mỹ đang hạn chế luồng xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc. Hơn nữa, Mỹ là nước sản xuất – xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhưng không thể xuất khẩu sang Trung Quốc do lệnh cấm liên quan đến dịch cúm ra cầm ban hành từ năm 2015. Nếu căng thẳng thương mại tiếp tục và khiến các rào cản này không sớm nới lỏng thì có thể làm phức tạp hóa tình hình thương mại toàn cầu trước ASF.

Theo Rabobank
Admin

Chỉ số giá thực phẩm FAO bật tăng nhẹ trong tháng 4/2023

Bài trước

Chỉ số giá thực phẩm FAO tăng vọt trong tháng 1/2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt