Ngành chế biến thủy sản Trung Quốc suy yếu
Một báo cáo công bố gần đây chỉ ra hàng loạt vấn đề vấn đề với ngành chế biến thủy sản của Trung Quốc, nhấn mạnh vào tình trạng thiếu hụt lao động, năng lực kỹ thuật thấp, chi phí tăng và không đủ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Các nhà chế biến thủy sản Trung Quốc đang sống trên một đống nợ nần, theo báo cáo công bố bởi China Industrial Research Network, một cơ quan nghiên cứu kinh tế. Ngành này có vẻ mạnh khi xét về quy mô nhưng thực ra lại yếu bởi “lợi thế chính là nhân công giá rẻ” và lợi thế này sẽ dần biến mất. Báo cáo kết luận rằng các công ty nước ngoài đã mang tới Trung Quốc quá nhiều nguyên liệu chế biến. “Thu nhập tăng tại Trung Quốc nghĩa là chi phí thấp, sản xuất hàng hóa công nghệ thấp sẽ bị xóa bỏ tại nước này và thay thế bởi những nền kinh tế kém phát triển hơn. Nếu ngành chế biến thủy sản Trung Quốc vẫn hoạt động như hiện nay thì cuối cùng sẽ thất bại”.
Sự tiên lượng này không gây ngạc nhiên cho bất cứ ai quan sát nền kinh tế Trung Quốc, Năm 2018 là năm đầu tiên lực lượng lao động của Trung Quốc thu hẹp về quy mô kể từ khi nước này bắt đầu cải cách kinh tế năm 1979. Lương cho lực lượng lao động Trung Quốc đang tăng và các dấu hiệu nhân khẩu học cho thấy một xã hội đang già hóa nhanh chóng.
Trong những năm gần đây, hỗ trợ từ phía chính phủ - chủ yếu thông qua hoàn thuế - đã giúp cho các nhà ché biến thủy sản Trung Quốc liên tục tăng trưởng. Nhưng khi sự quan tâm của các chính quyền địa phương chuyển từ tạo việc làm sang thiếu hụt lao động, họ có thể không ưu tiên giữ cho các cơ sở chế biến thủy sản duy trì hoạt động. Các nhà máy chế biến thủy sản có thể đối mặt với cùng số phận với các ngành khác tại Trung Quốc mà chính phủ cho là quá ô nhiễm và đang chịu sức ép lớn về giảm ô nhiễm.
Các giải pháp do China Industrial Research Network đề xuất là nhìn thẳng vào sự yếu thế của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Trung Quốc: đầu tư vào công nghệ và mở rộng kinh doanh trên chính thị trường nội địa. Động thái đầu tiên cần làm là giảm chi phí lao động và thứ hai là mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa và giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài.
Thay vì cạnh tranh về giá mà phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đang làm cho đến nay, các doanh nghiệp chế biến Trung Quốc cần tăng “chế biến sâu” để gia tăng giá trị cho các sản phẩm. Tuy nhiên, hoạt động này đòi hỏi đầu tư và báo cáo đặt ra câu hỏi liệu “chế biến sâu” bao nhiêu thì phù hợp với thị trường Trung Quốc để tạo ra các sản phẩm cao cấp ở phân khúc thủy sản tươi.
Đối với các công ty có đủ nguồn tài chính để đầu tư chế biến sâu, một ví dụ thành công điển hình là Guolian Aquatic từng chủ yếu tập trung chế biến tôm xuất khẩu trước đây, đã thành công trong phát triển chế biến sâu cá tra Việt Nam và cá mú Trung Quốc. Công ty này đã thử nghiệm bán các sản phẩm này trên thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các chuỗi nhà hàng lẩu nội địa và các kênh thị trường đại chúng khác có nhu cầu với nguồn nguyên liệu thủy sản chi phí thấp.
Theo công thức thành công mà báo cáo đưa ra, Guolian đang phát triển các sản phẩm các sản phẩm “chế biến sâu” cho ngành thực phẩm và đồ uống Trung Quốc ở trung tâm R&D lớn của công ty tại Thượng Hải và đầu tư vào một số nhà máy chế biến mới cho đóng gói tôm và cá tẩm bột khi tìm cách đảm bảo tăng trưởng tương lai với nền kinh tế Trung Quốc. Sự bùng nổ nhượng quyền các thương hiệu ẩm thực và bán lẻ thực phẩm tại các thành phố khu vực của Trung Quốc có nghĩa là nhu cầu đối với các sản phẩm giống như của Guolian đang được nghiên cứu và phát triển.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà máy chế biến thủy sản tại Trung Quốc không có nền tảng tài chính cần thiết để cam kết những cải cách lớn như vậy. Và đối với các vấn đề nguồn cung được chỉ ra trong báo cáo của China Industrial Research Network, văn bản này cho rằng các nhà chế biến thủy sản Trung Quốc đến nay quá phụ thuộc vào hoạt động gia công chế biến tái xuất cho các khách hàng nước ngoài có cung ứng thủy sản. Nếu không thay đổi, báo cáo dự báo khả năng công suất dư thừa sẽ bị loại bỏ khi chi phí lao động tiếp tục tăng và khi ngành chế biến thủy sản theo hợp đồng gia công xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm, thay thế bởi thị trường nội địa đang nổi lên.
Dữ liệu năm 2018 cho thấy rằng sự chuyển dịch này đã đang diễn ra ngầm. Ngành chế biến thủy sản của Trung Quốc đi ngang với tỷ trọng 24,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm 2018. Lượng xuất khẩu giảm 3,13% so với nửa đầu năm 2017 xuống còn 577.000 tấn, giá trị tăng 4,68% lên 29,72 tỷ USD. Trong đó, hợp đồng chế biến gia công xuất khẩu chiếm 100.500 tấn, giảm 3,29% về lượng nhưng tăng 5,92% vè giá trị lên 692 triệu USD. Đối thủy sản được mua và nhập khẩu bởi các nhà chế biến Trung Quốc để tái xuất, lượng giảm 3,1% và giá trị tăng 4,31% về giá trị.
Tham vọng của Trung Quốc về chế biến giá trị cao hơn, kiểm soát mạnh hơn phần thủy sản nhập khẩu sẽ yêu cầu phần lớn hoạt động chế biến phải diễn ra tại chính Trung Quốc, và thị trường này chủ yếu vẫn tập trung vào các loại thủy sản đáp ứng nhu cầu đang bùng nổ của ngành thực phẩm và đồ uống của Trung Quốc, tăng trưởng trung bình 10%/năm trong 5 năm qua. Ví dụ, cá tra Việt Nam rất được ưa chuộng trong các nhà hàng lẩu. Mực ống từ Argentina được chế biến thành đồ ăn vặt bán tại tất cả ga tàu và bến xe buýt trên khắp Trung Quốc. Tôm cũng là một sản phẩm có nhu cầu tăng cao liên tục tại Trung Quốc.
Hiễn vẫn chưa rõ làm cách nào Trung Quốc có thể thay thế mảng thương mại các hợp đồng gia công chế biến có biên lợi nhuận thấp, vốn chủ yếu phục vụ chế biến cá thịt trắng và tôm cho những khách hàng lớn phương Tây. Phần lớn các nhà chế biến theo đuổi phân khúc này không có nguồn lực để nói gót Guolian, vốn có trung tâm R&D không tập trung vào các sản phẩm mới cho thị trường phương Tây, mà vào thích ứng các sản phẩm tiện lợi vào chính thực đơn của người Trung Quốc.
Thậm chí, tác động của việc mở rộng đội tàu khai thác xa bờ lên số phận của ngành chế biến thủy sản tại Trung Quốc còn kém rõ ràng hơn. Một ví dụ là thành phố Fuzhou cho biết 13 công ty đang vận hành 432 tàu khai thác xa bờ trên toàn thế giới, có sản lượng khai thác 250.560 tấn trị giá 323,1 triệu USD trong năm 2018. Những thành phố như Fuzhou đang có động cơ phát triển một cụm công nghiệp xoay quanh các đội tàu khai thác xa bờ của họ, với thủy sản được cập cảng và chế biến tại đây. Ý tưởng này xoay quanh niềm tin rằng cơ chế này giúp giữ lại nhiều giá trị hơn tại Trung Quốc khi các công ty Trung Quốc sở hữu sản phẩm thay vì phải ký hợp đồng gia công thủy sản cho người khác.
Nhưng thị trường đang tăng trưởng lại nằm ở chính nội địa. Do vậy, bất cứ loại thủy sản được khai thác xa bờ nào và bất cứ nhà máy chế biến nào được lập ra nhằm chế biến nguồn cung thủy sản này cũng sẽ phải tìm kiếm nguồn cung các loại thủy sản và sản phẩm phù hợp với tiêu dùng thực phẩm của chính người Trung Quốc. Nếu các công ty chế biến thủy sản thất bại trong công cuộc chuyển dịch này, ngành này sẽ có một tương lai u ám, báo cáo kết luận.
Theo Seafood Source
Bình luận