Một báo cáo nghiên cứu mới công bố đã xác định 6 xu hướng lớn trong các hệ thống thực phẩm tại châu Á, cùng với một số cơ hội và khuyến nghị cho các công ty và các nhà làm chính sách để tận dụng các xu hướng này. Báo cáo , Separate Tables: Bringing Together Asia’s Food Systems​, là sản phẩm hợp tác giữa hãng nghiên cứu The Economist Intelligence Unit và Cargill, nhằm cung cấp thông tin về bối cảnh khu vực về các hệ thống thực phẩm tại châu Á.

Báo cáo cũng đặt ra bối cảnh cho các báo cáo về sau liên quan đến các vấn đề quan trọng, cụ thể hơn mà các hệ thống thực phẩm châu Á sẽ phải đối mặt từ nay đến năm 2030. “Điều quan trọng là xem xét những con đường dẫn tới năm 2030 khác nhau giữa các quốc gia châu Á ra sao”, báo cáo nhận định. “Các quốc gia có thu nhập cao hơn sẽ đối mặt với các nỗi lo như bệnh béo phì, suy giảm khả năng tự cung tự cấp thực phẩm nội địa và tăng nhận thức về các vấn đề bền vững. Tại các nước thu nhập trung bình thấp, trọng tâm sẽ là vấn đề suy dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng cũng như các vấn đề nguồn cung như tiệm cận năng suất trần. Ngay cả trong nội bộ các nước, bất bình đẳng thu nhập, chất lượng cơ sở hạ tầng và sự phân hóa thành thị - nông thôn sẽ tạo ra những quỹ đạo hệ thống thực phẩm khác nhau. Điều này đặc biệt đúng ở các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ - nơi các vấn đề bất bình đẳng đang tạo ra những khác biệt lớn trong nội bộ đất nước và giữa các thành phố”.

6 xu hướng lớn trong các hệ thống thực phẩ châu Á

Các xu hướng lớn mà báo cáo vạch ra là:

Sự thống trị của đô thị hóa

Về các khía cạnh đô thị hóa, dân số thành thị của châu Á sẽ tăng thêm 578 triệu gười và chiếm gần 50% tổng dân số thành thị toàn cầu đến năm 2030. Xấp xỉ 75% dân cư thành thị châu Á sẽ tập trung tại Trung Quốc, Indonesia, và Ấn Độ.

Là kết quả của đô thị hóa, tiêu dùng thực phẩm tiện lợi dự báo sẽ tăng lên. Báo cáo cho biết nhập khẩu thực phẩm chế biến đã tăng hơn 100% trong giai đoạn 2005 – 2015. “Diễn đàn toàn cầu về Nông nghiệp và các hệ thống thực phẩm cho dinh dưỡng ước tính doanh thu sản phẩm chế biến sâu tại Đông Á và Đông Nam Á sẽ đạt mức tương đương các nước thu nhập cao đến năm 2035”.

Một quan sát cho thấy các nhà sản xuất sẽ cần đặc biệt quan tâm tới tính địa phương hóa để đảm bảo thành công cho sản phẩm. “Oreos chỉ trở nên được ưa chuộng tại Trung Quốc sau khi được điều chỉnh công thức bớt đường và bánh bơ tròn được thay thế cho bánh xốp. Người Indonesia lại ưa đồ ăn vặt ngọt hơn và đóng gói nhỏ”, báo cáo dẫn chứng.

Thương mại tăng lên, bán lẻ hiện đại và cạnh tranh nhập khẩu thực phẩm phạm vi khu vực cũng được dự báo. “Sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu cho các nước có ngành nông nghiệp mạnh và các nước châu Á đều đang hướng đến tiêu dùng mạnh hơn các mặt hàng thịt, cá, dầu và đương sẽ bắt đàu phải cạnh tranh để nhập khẩu từ các nước xuất khẩu ngoài châu Á. Ngày nay, nhập khẩu các thực phẩm chính vốn đã phải phụ thuộc nặng vào các nước ngoài châu Á”.

Các khẩu phần ăn trở nên giàu năng lượng hơn

Khi khu vực này trở nên giàu có hơn, người châu Á cũng được cho là sẽ dịch chuyển sang chế độ ăn uống giàu năng lượng hơn nhưng phần nhiều lượng calories này sẽ đến từ protein, chất béo và đường thay vì các carbohydrates truyền thống. “Tăng trưởng thu nhập tại châu Á. “Tăng trưởng thu nhập tại châu Á sẽ tiếp tục thúc đẩy sự dịch chuyển ra khỏi tiêu dùng trực tiếp các loại ngũ cốc truyền thống, đặc biệt là gạo”, báo cáo viết. “Trên toàn cầu, có một thực tế là mọi người đang ăn ngày càng ít carbohydrates khi họ trở nên giàu có hơn nhưng sẽ tăng tiêu dùng ngũ cốc gián tiếp thông qua thịt”. Xu hướng này cũng có thể được khuyếch đại nhờ tự do hóa thương mại.

Gánh nặng này càng tăng của bệnh béo phì và suy dinh dưỡng

Báo cáo cho rằng tự do hóa cũng sẽ tác động tiêu cực tới tỷ lệ béo phì và tác động tích cực tới tỷ lệ suy dinh dưỡng. “Một mặt, tự do hóa thương mại có thể là một động lực tích cực lên các nước nơi nguồn cung thực phẩm không đủ và thiếu calorie là một vấn đề, nhờ tăng nguồn cung sẵn có thực phẩm”, báo cáo nhận định. “Mặt khác, thương mại có thể cũng khuyến khích tăng tiêu dùng thực phẩm giàu năng lượng, dẫn đến vài nghiên cứu đã chỉ ra các mối liên hệ giữa béo phì và tự do hóa thương mại”.

Báo cáo cũng dự báo rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng tại châu Á sẽ giảm phần nào từ nay đến năm 2030, nhưng “với tốc độ không đủ để chấm dứt hoàn toàn tình trạng thiếu dinh dưỡng”, theo mục tiêu Phát triển Bền vững Liên Hợp Quốc.

Nghiên cứu và phát triển là động lực chính cho phát triển nông nghiệp

Các khoản đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cho nông nghiệp tại châu Á dự báo sẽ tiếp tục tăng mặc dù với tốc độ thấp hơn mức lý tưởng “Xét đến mức độ nghiên cứu hiện nay tại châu Á, dư địa lớn cho nghiên cứu và phát triển để mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn lớn, đặc biệt là khi csac khoản đầu tư này có tỷ lệ lợi nhuận dự báo cao tại các nước đang phát triển”. Tuy nhiên, nhiều nước tại châu Á tiếp tục gặp vấn đề đầu tư không đủ cho nghiên cứu nông nghiệp. Campuchia, Lào, và Pakistan đều đang có tỷ lệ dưới 0,2% tổng GDP nông nghiệp dành cho nghiên cứu, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ này cũng tương đối thấp, lần lượt là 0,5% và 0,4%”. Do đó, những tiến bộ công nghệ được cho là sẽ rất khác biệt giữa các nước châu Á do “những khác biệt về thể chế”.

Sự quan tâm ngày càng tăng đối với tính minh bạch và tính bền vững trong các hệ thống thực phẩm

Tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của các hệ thống thực phẩm đang ngày càng trở nên quan trọng tại cả các nước phát triển và đang phát triển châu Á, nhưng bởi các lý do khác nhau.

Tại các nước đang phát triển như Việt Nam và Myanmar, người tiêu dùng lo lắng vê an toàn thực phẩm do “thực phẩm không an toàn vẫn là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong”. Con số lên tới 4,4 tr VNĐ (191.300 USD) các vụ vi phạm an toàn thực phẩm chỉ riêng nửa đầu năm 2018, và các cuộc kiểm tra cho thấy hơn 68.000 doanh nghiệp vi phạm các quy định an toàn thực phẩm, Việt Nam có lý do xác đáng để lo ngại. “Các bê bối thực phẩm cũng làm tăng sự cảnh giác của người tiêu dùng. Hệ thống quy định tại phần lớn các nước đều trở nên khắt khe hơn, chủ yếu do ý thức người tiêu dùng tăng, tình trạng thiếu thực phẩm và năng lực kiểm tra thực phẩm tại địa phương tốt hơn”.

Tại các nước phát triển, các lo ngại về tính bền vững là động lực thúc đẩy sự cần thiết về tính minh bạch. “Các vấn đề bền vững đang bắt đầu thu hút thêm sự chú ý, bất chấp với tốc độ chậm, trong cộng đồng người tiêu dùng tại châu Á”. Xu hướn này cũng được thúc đẩy nhờ truyền thông mạng xã hôi, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại.

Tính chính trị của thực phẩm

Cuối cùng, báo cáo dự báo các đụng độ chính trị xuất phát từ phân bổ nguồn lực cũng như sự khan hiếm nước. “Khi các nước trở nên đô thị hóa hơn, các quyết định về cách phân bổ các nguồn lực giữa khu vực thành thị và nông thôn trở nên chính trị hơn. Ví dụ, quyết định về bảo vệ nông dânthông qua sử dụng các chính sách trợ cấp, giá sàn hoặc một số rào cản thương mại dẫn tới giá bán tới người tiêu dùng tại các khu vực thành thị tăng lên”, báo cáo dẫn chứng. “Đến năm 2030, châu Á được dự báo cần thêm 65% lượng nước cho sử dụng công nghiệp, thêm 30% cho sử dụng dân sinh và thêm 5% cho sử dụng nông nghiệp. Mức tăng này cộng với sự suy giảm các nguồn lực sẽ tạo ra các động cơ chính trị về nước giữa các nước thượng nguồn và hạ nguồn. Các căng thẳng gia tăng liên quan đến nguồn nước cũng trầm trọng hơn do nhu cầu về điện và nước đều tăng lên tại châu Á. Nhu cầu năng lượng dự báo tăng thêm 27% đến năm 2030. Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm gần 1/4 tiêu dùng năng lượng cơ bản toàn cầu đên năm 2030”.

Các cơ hội và các khuyến nghị

Từ góc nhìn các xu hướng này, các tác giả báo cáo cũng xác định các cơ hội, thách thức và các khuyến nghị cho cả các nhà làm chính sách lẫn các công ty trong thời gian tới.

Đối với các công ty, khuyến nghị đầu tiên là đánh giá các xu hướng nói trên và xác định các điểm tương thích để lên kế hoạch cho các chiến lược doanh nghiệp. “Khi xây dựng các chiến lược doanh nghiệp, các công ty cần tính đến các hàm ý ngắn hạn và dài hạn của các xu hướng có thể mạnh lên, tập trung hơn và các xu hướng có thể vẫn phân hóa mạnh”, báo cáo viết. “Các chiến lược doanh nghiệp dài hạn có thể bao gồm các điều kiện tích cực hơn như các đường cao tốc hoặc cảng sẽ được tăng cường đến năm 2030, cũng như nhận ra các thay đổi về mặt thể chế (như kế hoạch các siêu đô thị và các chính sách thuế nội địa) vẫn sẽ tiếp tục phân hóa mạnh”.

Ngoài ra, các công ty bán lẻ và thực phẩm được kêu gọi tập trung chú ý vào tính địa phương hóa, cũng như sự mạnh lên của một xu hướng khôg tuần theo các quy tắc của các nước phương Tây. “Ví dụ, sự mạnh lên của khu vực bán lẻ hiện đại tại châu Á không hoàn toàn giống với các khu vực khác”, các tác giả nhấn mạnh. “Sự thất bại của Walmart trong tính đến khẩu vị địa phương của người Trung Quốc dẫn đến việc mất thị phần vào tay của Sun-Art. Tính địa phương hóa không chỉ giới hạn ở các khẩu vị đặc trưng của một nước mà khẩu vị riêng ở cấp thành phó cũng có thể là một yếu tố chính, cần thiết trong dự báo nhu cầu địa phương hóa, xét đến tốc độ đô thị hóa nhanh của châu Á”.

Đối với các nhà làm chính sách, các tác giả đưa ra khuyến nghị đầu tiên là an ninh lương thực nên được định nghĩa toàn diện hơn để theo sát những thay đổi về mặt cấu trúc trong cung – cầu thực phẩm. “Các cân nhắc về an ninh lương thực nên được mở rộng sang bao gồm các chiến lược khác như xác định các nguồn thực phẩm đa dạng, tối ưu hóa sản xuất nội địa thông qua đầu tư và nghiên cứu và sản xuất theo hợp đồng. Các chiến lược này đã được triển khai thành công tại Singapore – một đất nước phải nhập khẩu tới 90% thực phẩm cần thiết nhưng đứng thứ 3 trong Chỉ số An ninh Lương thực Toàn cầu năm 2016”.

Ngoài ra, báo cáo cũng khuyến nghị các chính sách nên vượt lên, thay vì chỉ nhìn vào gạo và các ngũ cốc thiết yếu khác. Các tác giả cũng kêu gọi các nhà làm chính sách có tầm nhìn vượt lên các xu hướng trên lẫn tầm nhìn vượt biên giới về các tác động có thể, đồng thời chú ý vào tính địa phương hóa, các phân tích dựa trên dữ liệu khi xây dựng và triển khai các chính sách.

Theo Food Navigator Asia
Admin

Việt Nam xem xét lại chiến lược thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu nông sản 

Bài trước

Bộ NN&PTNT cho biết thị trường tín chỉ carbon 'rất phức tạp'

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư