Các đối tác thương mại tại WTO đang đồng loạt yêu cầu Mỹ cung cấp thêm chi tiết về gói trợ cấp 12 tỷ USD mà tổng thống Mỹ định chi ra để hỗ trợ nông dân bị thiệt hại do các cuộc chiến thuế gần đây.

Gói chính sách trợ cấp của Mỹ, thông báo vào tháng 7, nhằm bù đắp cho những thiệt hại mà nông dân Mỹ phải chịu gây ra bởi các tranh chấp thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, EU và các nền kinh tế khác. Nhưng các thành viên khác của WTO đang yêu cầu Mỹ giải trình rõ ràng hơn về thời hạn của gói trợ cấp này và liệu chính sách trợ cấp của Mỹ có tuân thủ các nguyên tắc của WTO hay không do chính sách này có thể tác động lên các ngành nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của chính các nước này.

Việc thu thập các câu hỏi bằng văn bản được nộp lên cuộc họp Hội đồng Nông nghiệp Thường trực của WTO tổ chức vào 25/26/9 tới sẽ bao gồm các câu hỏi từ New Zealand, Nhật Bản, Ấn Độ, EU, Canada và Úc, tất cả đều yêu cầu được biết thêm chi tiết về kế hoạch của Mỹ. Úc hỏi về thời gian kế hoạch sẽ chính thức được thông báo lên WTO, kế hoạch này kéo dài bao lâu và liệu nhiều chính sách khác nhau – thuận lợi hóa thị trường, phân phối và thu mua thực phẩm, và thương mại nông nghiệp – có tuân thủ các quy tắc của WTO hay không do nước này lo ngại gói chính sách sẽ đưa Mỹ tiến gần tới tổng giá trị trợ cấp nông nghiệp cho phép ở mức 19,1 tỷ USD và tìm kiếm một đảm bảo rằng việc trợ cấp tiền mặt một lần sẽ không tiến hành trong tương lai gần.

Gói chính sách đầu tiên trị giá 6 tỷ USD đã triển khai nên Úc muốn biết điều gì sẽ châm ngòi cho sự tiếp diễn của nửa còn lại, và liệu các khoản trợ cấp về sau có dành cho cùng đối tượng trong gói đầu tiên hay không. Úc cũng hỏi Bộ Nông nghiệp Mỹ về công thức tính toán ra khoản trợ cấp trị giá 4,7 tỷ USD cho chính sách thuận lợi hóa thị trường, nhằm mục tiêu phản ánh ảnh hưởng nghiêm trọng của gián đoạn thương mại, với 50% giá trị sản xuất thực năm 2018 nhân với một tỷ lệ nhất định.

Nhật Bản và Canada lo ngại về các khoản trợ cấp thuận lợi hóa thị trường có thể là một biện pháp hỗ trợ quá mức cho sản xuát. Chính sách thuận lợi hóa thị trường sẽ mang lại các khoản trợ cấp tiền mặt cho các nhà sản xuất bông, ngô, sữa nước, thịt lợn, đậu tương, hạt kê và lúa mỳ. Và Canada muốn biết liệu phạm vi sản phẩm có mở rộng trong tương lai.

Chính sách xúc tiến thương mại trị giá 200 triệu USD nhằm giảm thiểu “các tác động tiêu cực của các nước khác”, nhưng Úc muốn biết chính xác các tác động này là gì. “Liệu Mỹ có xác nhận rằng khoản ngân sách 200 triệu USA này sẽ khong được dùng để trợ cấp xuất khẩu các sản phẩm Mỹ ra thị trường quốc tế hay không?”.

Theo Reuters
Admin

Nestle thử nghiệm trợ cấp tiền mặt cho nông dân trồng cà phê bền vững

Bài trước

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu gạo 7,5 triệu tấn trong năm 2022

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư