Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ 4 thế giới, với sản lượng khoảng 35 triệu tấn hàng năm, sử dụng gần như lượng gạo sản xuất ra để phục vụ thị trường nội địa quy mô 160 triệu dân. Chính phủ nước này đã không thành công trong đạt được bất cứ thỏa thuận xuất khẩu gạo nào kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu gạo kéo dài của nước này được dỡ bỏ vào tháng 5/2019, do không cạnh tranh được với nguồn cung gạo giá rẻ hơn từ Ấn Độ và Thái Lan.
Trong tháng 5/2019, Bangladesh đã nâng thuế nhập khẩu gạo từ 28% lên 55% để hỗ trợ nông dân giữa bối cảnh giá gạo nội địa giảm mạnh. “Chính sách này sẽ khuyến khích các thương nhân đi tìm thị trường gạo. Đồng thời, chính sách này sẽ có tác động tích cực lên nông dân”, theo ông Razzak phát biểu phỏng vấn Reuters về chính sách mới. Các thương nhân thu mua lúa nội địa và xay xát tại các nhà máy trong nước sẽ được hưởng trợ cấp tiền mặt 15% so với mức giá FOB cho các lô hàng từ nay tới 30/6.
Năm 2017, Bangladesh buộc phải tăng nhập khẩu để tăng cường dự trữ sau khi hàng loạt đợt lũ lụt phá hoại mùa màng và đẩy giá gạo nội địa lên mức cao kỉ lục. Tồn kho gạo nội địa sau đó đã tăng vọt.
Theo Reuters
Bình luận