Nestle đang thử nghiệm cơ chế trợ cấp tiền mặt cho nông dân trồng cà phê bền vững theo kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê tới năm 2030, theo thông báo chính thức từ công ty. Động thái này diễn ra khi các công ty hàng hóa tiêu dùng lớn đối mặt với áp lực pháp lý và uy tín ngày càng tăng về việc lành mạnh hóa chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Nestle, công ty thực phẩm đóng gói lớn nhất thế giới, cam kết chi 1 tỷ USD tới năm 2030 cho kế hoạch thu mua cà phê bền vững, hiện bao gồm cả các nỗ lực tăng thu nhập cho nông dân.
Công ty cho hay, theo kế hoạch này, Nestle sẽ trợ cấp tiền mặt thêm cho khoảng 3.000 nông dân trồng cà phê tại các nước phát triển như Bờ Biển Ngà, Indonesia, và Mexico để khuyến khích họ chuyển đổi sang các thực hành nông nghiệp tái sinh. Các thực hành này bao gồm sử dụng phân bón hữu cơ để cải thiện dinh dưỡng đất, trồng cây tạo bóng râm để bảo vệ cây cà phê và xen canh để bảo tồn đa dạng sinh học. Hai biện pháp sau cũng nhằm giúp nông dân có thêm luồng doanh thu. “Chúng tôi đang theo dõi các xu hướng mang tính khích lệ, bao gồm cải thiện thu nhập tại mốt ố nước, tăng áp dụng các thực hành tái sinh quan trọng”, theo nhóm hoạt động vì môi trường Rainforest Alliance, hiện đang hỗ trợ Nestle tiến hành các đánh giá tác động.
Một báo cáo cà phê công bố năm 2021 cho biết có ít bằng chứng cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp cà phê hàng đầu thế giới để bảo vệ quyền con người và môi trường, hay có tác động gì đáng kể, trong khi phần lớn nông dân không có đủ năng lực tài chính trang trải cho sản xuất cà phê bền vững. Các nỗ lực tự nguyện thu mua nguồn cà phê bền vững của các công ty thất bại, EU đã đồng thuận về luật và quy định nhằm ngăn chặn các công ty nhập khẩu hàng hóa và các sản phẩm liên quan tới phá rừng từ bất cứ nơi nào trên thế giới.
Thị trường cà phê định giá ở mức 200 – 250 tỷ USD mỗi năm ở cấp bán lẻ, dựa trên báo cáo nói trên, nhưng các nước sản xuất thu về chưa tới 10% giá trị thị trường khi xuất khẩu cà phê và nông dân thậm chí còn nhận về giá trị thấp hơn. Khoảng 125 triệu người trên toàn cầu phụ thuộc vào ngành cà phê làm sinh kế, ước tính 80% hộ sản xuất cà phê sống ở hoặc dưới mức nghèo, theo tổ chức phi lợi nhuận Fairtrade và Technoserve.
Theo Reuters
Bình luận