Chính sách

Cập nhật thương mại, chính sách ngành gạo Trung Quốc đến tháng 2/2019

Trợ cấp tiền mặt cho nông dân trồng lúa. Hạn ngạch thuế nhập khẩu ngũ cốc năm 2019 không đổi. Danh sách các nước có nghị định thư và được phép xuất khẩu ngũ cốc sang Trung Quốc. Cập nhật dự báo thương mại gạo Trung Quốc năm 2018/19.

Trợ cấp tiền mặt cho nông dân trồng lúa

Tháng 12/2018, các tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hồ Nam, Giang Tô, An Huy, và Quảng Tây thông báo các khoản trợ cấp tiền mặt cho nông dân trồng lúa. Chính quyền mỗi địa phương sẽ quản lý độc lập việc triển khai chính sách trợ cấp này, sử dụng nguồn ngân sách trung ương. Ví dụ, các khoản trợ cấp tiền mặt có thể thay đổi dựa trên quy mô sản xuất, các nguồn nước thủy lợi và loại giống.

Hạn ngạch thuế nhập khẩu ngũ cốc năm 2019 không đổi

Các chính sách hạn ngạch thuế (TRQ) năm 2019 đối với ngũ cốc của Trung Quốc
Hàng hóa Lượng TRQ (MT) Phân bổ cho DN tư nhân Phân bổ cho doanh nghiệp NN Thuế trong hạn ngạch Thuế ngoài hạn ngạch
Ngô 7,200,000 40% 60% 1% 65%
Lúa mỳ 9,636,000 10%

 

90% 1% 65%
Gạo hạt dài 2,660,000 50%

 

50% 1% 65%
Gạo hạt ngắn - trung 2,660,000 50% 50% 1% 65%

Danh sách các nước có nghị định thư và được phép xuất khẩu ngũ cốc sang Trung Quốc

Lúa mỳ Úc, Canada, Pháp (ngoại trừ khu vực Rhone-Alps), Kazakhstan, Hungary, Anh, Mỹ , Serbia, Mông Cổ, Nga
Ngô Thái Lan, Mỹ, Peru, Lào, Argentina, Nga, Ukraine, Bulgaria, Brazil, Campuchia, Nam Phi, Mexico, Hungary, Kazakhstan
Đại mạch Úc, Canada, Đan Mạch, Pháp, Argentina, Mông Cổ, Ukraine, Phần Lan, Anh, Uruguay, Kazakhstan
Hạt kê Mỹ, Úc và Myanmar
Thóc gạo Nga
Gạo thành phẩm Campuchia, Ấn Độ (cả Basmati và Non-Basmati), Nhật Bản, Lào, Myanmar, Pakistan, Thái Lan, Uruguay, Việt Nam,  Đài Loan, Mỹ

Nguồn: Hải quan Trung Quốc

Thương mại gạo Trung Quốc năm 2018/19

Nhập khẩu gạo của Trung Quốc năm 2018/19 dự báo đạt 5 triệu tấn, tăng 500.000 tấn so với dự báo của USDA hồi tháng trước nhưng thấp hơn 500.000 tấn so với năm 2017/18 do giảm nhập khẩu gạo biên mậu và triển khai mạnh hơn các yêu cầu kiểm dịch và  kiểm tra. Tháng 12/2018, nguồn cung gạo indica trung vụ bắt đầu xuất hiện trên thị trường nhưng giá gạo ổn định. Từ tháng 7/2018, nhập khẩu gạo từ các nước láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc giảm do giá gạo nội địa Trung Quốc giảm và các biện pháp triển khai kiểm dịch và kiểm tra gắt gao hơn, đặc biệt xét đến các tiêu chuẩn chất lượng và phân loại mới sửa đổi của Trung Quốc.

Ngày 14/12/2018, hai công ty Trung Quốc đã ký một Thư yêu cầu với Myanmar Shan State (Northern) Rice và Paddy Development Public Co Ltd. để mua 15.000 tấn gạo. Mặc dù hợp đồng này là một hợp đồng thương mại, Cơ quan Xúc tiến Thương mại Myanmar đang tiếp tục đàm phán với chính phủ Trung Quốc để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường.

Ngày 27/12/2018, Trung Quốc và Mỹ đã chốt một thỏa thuận vệ sinh dịch tễ và đăng ký 7 nhà máy gạo tại Mỹ được xuất khẩu gạo japonica và indica sang Trung Quốc.

Hiệp hôi Lương thực Việt Nam cho hay trong 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu 1,3 triệu tấn gạo sang Trung Quốc, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2017 do Trung Quốc áp dụng các tiêu chuẩn phân loại và vệ sinh dịch tễ. Theo các nhà giao dịch Việt Nam, Trung Quốc gần đây đã áp các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn đối với gạo Việt Nam, bao gồm trì hoãn tại các trạm kiểm dịch biên giới.

Tương tự, thương mại biên mậu giữa Myanmar – Trung Quốc chậm lại tới mức gần như tạm ngừng từ tháng 10/2018. CÁc nhà giao dịch gạo đã nỗ lực tìm cách tránh các mức thuế nhập khẩu gạo Myanmar ở mức cao tại thị trường Trung Quốc, mở rộng thương mại mậu biên, nhưng kết cục lại dẫn đến các chính sách thắt chặt quản lý mậu biên và cuối cùng là một lệnh cấm tạm thời.

Theo FAS USDA
Admin

Luật đóng gói sửa đổi của EU sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành thực phẩm tươi sống?

Bài trước

Trung Quốc ban hành giá sàn thu mua gạo năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách