Một ngư dân tại vùng ven biển Samor Riang đang neo thuyền đánh cá của ông. Người đàn ông cho biết hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ của ông không bị tác động bởi tình trạng thiếu lao động, vốn đang gây ảnh hưởng mạnh lên các hoạt động khai thác thủy sản quy mô lớn.

Bộ Lao động Thái Lan gần đây đã có động thái thu hút lao động nhập cư thông qua hệ thống biên bản ghi nhớ (MoU) là một động thái thúc đẩy ngành khai thác thủy sản thương mại vốn đang lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động. Kể từ khi chính phủ Thái Lan triển khai chiến dịch thanh lọc lao động nhập cư, lao động nhập cư trong ngành khai thác thủy sản Thái Lan giảm từ 110,000 xuống còn khoảng 50,000. Chính sách MoU này được cho là công cụ giúp ngành thủy sản tìm kiếm lao động cho các tàu cá.

Thuê lao động nhập cư theo hệ thống MoU là một trong 3 biện pháp mà Bộ Lao động Thái Lan triển khai nhằm giải quyết vấn đề thiếu lao động trong ngành khai thác thủy sản. Ngoài chính sách MoU, hai chính sách khác cũng nhằm tạo thuận lợi cho lao động nhập cư. Đầu tiên là gia hạn giấy phép lao động cho khoảng 11,000 lao động nhập cư vào cuối tháng này thêm 2 năm nữa. Thứ hai là cho phép lao động nhập cư giữ hộ chiếu còn thời hạn, các giấy tờ xác minh nhân thân hoặc các giấy tờ du lịch khác để đăng ký làm việc cho ngành thủy sản trong 1 năm.

Các chính sách kiểm soát lao động nhập cư của chính phủ Thái Lan và chống buôn người là những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề khai thác thủy sản phi pháp, không báo cáo và không được quy định (IUU). Do đó, chính phủ Thái Lan đồng thời phải có các chính sách nhằm giúp các nhà tuyển dụng có nhân lực để hoạt động.

Bộ Lao động Thái Lan muốn quản lý lao động nhập cư thông qua hệ thống MoU để có thể rà soát và lưu trữ hồ sơ của lao động nhập cư theo quy trình quốc gia. Theo hệ thống này, các lao động nhập cư được phép làm việc trong thời hạn 2 năm và được gia hạn thêm 2 năm nữa nếu hợp đồng của họ được ký mới. Để được phép ở lại lao động trong 4 năm, lao động nhập cư được yêu cầu không trở về nhà quá 30 ngày. Được đề ra vào năm 2003, chính sách MoU là một phần nỗ lực của chính phủ Thái Lan để chính thống hóa hoạt động quản lý lao động nhập cư trình độ thấp từ các nước láng giềng Lào, Campuchia, và Myanmar. Nhưng chính sách này không được thực thi cho tới tháng 7/2009 khi nhóm lao động Myanmar đầu tiên tới lấp khoảng trống tại các doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn trong ngành khai thác thủy sản. Hệ thống MoU mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp có tỷ lệ hoàn vốn thấp, giúp tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân lực mới. Đồng thời, lao động nhập cư cũng có các hợp đồng lao động công bằng và được bảo vệ về mặt pháp lý.

Tuy nhiên, hệ thống MoU cũng chưa từng được cho là thành công. Ngành khai thác thủy sản thương mại kêu gọi chính phủ cho phép đăng ký lao động nhập cư quanh năm. Các nhà doanh nghiệp khai thác thủy sản cho biết các đội thủy thủ tàu cá thường bỏ việc ngẫu nhiên nên các chủ tàu thường xuyên phải tìm nhân lực mới. Do đó, thay vì đi đăng ký lao động theo hệ thống MoU, các chủ tàu thường tìm đến nguồn lao động nhập cư không đăng ký.

Nhu cầu đối với lao động nhập cư Việt Nam tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, công việc trong ngành khai thác thủy sản Thái Lan không phải là loại công việc lao động Việt Nam mong muốn. Tính đến tháng 1/2016, chỉ có 1.569 lao động Việt Nam đăng ký với Bộ Lao động Thái Lan – 723 người làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, 435 người làm giúp việc gia đình và 411 lao động trong ngành xây dựng. Nhưng không ai trong số lao động có đăng ký này là ngư dân, Bộ Lao động thsai Lan cho biết. Con số lao động Việt Nam làm việc trong ngành khai thác thủy sản và các ngành liên quand dặc biệt thấp so với số lao động từ Myanmar và Campuchia.

Công việc nặng nhọc trên các tàu cá không phải là lựa chọn hấp dẫn đối với lao động Việt Nam. Tuy nhiên, đánh giá cao các năng lực có kỹ năng khá cao hoặc cao từ Việt Nam, Sarawut Phaithunphong, một học giả từ Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, lao động Việt Nam thường tìm đến các công việc lương cao hơn. Lao động trên tàu cá có thể mang lại cho họ khoảng 10.000 – 15.000 Baht/tháng nhưng họ có thể kiếm ít nhất 50.000 Baht trên các tàu cá tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Ngoài ra, lao động Việt Nam ưa thích công việc trong ngành dịch vụ.

Các nhà tuyển dụng Thái Lan ưa chuộng lao động Việt Nam bởi khả năng học hỏi nhanh, thường giao cho lao động Việt Nam các công việc như chăm sóc trẻ nhỏ, người già và làm các công việc gia đình, hoặc các công việc phục vụ và làm biếp. Cho đến nay, các nhà tuyển dụng ngành khai thác thủy sản Thái Lan yêu cầu với Bộ Lao động rằng họ cần 3.200 lao động Việt Nam thông qua chính sách MoU.

Tuy nhiên, có tới khoảng 50.000 lao động Việt Nam được cho là đang làm việc trái phép tại Thái Lan,tận dụng chính sách visa cho phép ở lại trong vòng 30 ngày. Mỗi năm, hơn 500.000 người Việt tới Thái Lan du lịch.

Theo Bangkok Post
Admin

Thiếu lao động đe dọa xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan

Bài trước

Ngành găng tay cao su Malaysia kêu gọi cho phép lao động nhập cư hoạt động

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách