Dịch COVID-19 khiến các quốc gia phải đóng cửa biên giới, ngành nông nghiệp của các nước đang đối diện với các thách thức lớn. Ngay cả ở các nước ít rủi ro về mất an ninh lương thực- như các nước ở châu Âu và Bắc Mĩ- các nông trại đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng do các rào cản mới khiến nguồn lao động rẻ bị hạn chế.
Tác động của việc đứt gãy nguồn cung lao động có khả năng sẽ làm thúc đẩy những sự chuyển dịch lâu dài trong ngành sau khi đại dịch kết thúc.
Rủi ro do việc phụ thuộc vào lao động mùa vụ nước ngoài rất rõ rang ở nhiều nước châu Âu, bao gồm Pháp, Đức, Ý và Hà Lan, vốn phụ thuộc vào lao động từ Đông Âu. Giữa việc biên giới đóng cửa và lo ngại về bệnh tật và việc cách ly, những lao động này đã không đi làm trong năm nay, và rất nhiều vụ thu hoạch ở Tây Âu đã bị bỏ lại ở trên đồng.
Ở nhiều nơi khắp nước Mỹ, lo ngại về việc thiếu lao động nông nghiệp đang tăng lên ngay cả trước khủng hoảng COVID-19. Người Mỹ không muốn làm việc trên các cánh đồng, do đó nông dân phụ thuộc phần lớn vào người nhập cư mùa vụ Mexico. Những người theo chương trình H-2A visa- bao gồm những người được thuê để làm các công việc nông nghiệp có thời gian ít hơn một năm- chiếm 10% tổng số lao động nông trại ở Mỹ.
Mặc dù chi phí và tính phức tạp của chương trình H-2A từ lâu đã là rào cản đáng kể đối với lao động nhập cư. Với đại dịch này, thách thức đó còn được cộng gộp thêm. Mặc dù các nhân viên lãnh sự Mỹ có thể bỏ phỏng vấn visa cho những người nộp đơn lần đầu và người quay lại nhiều lần, quy trình của H-2A đã chậm lại đáng kể.
Thêm vào đó gánh nặng về an toàn và sức khỏe mới với người thuê lao động, do phải duy trì các quy trình về giãn cách không chỉ ở nơi làm việc, mà còn ở nhà trọ và đi lại cho người lao động H-2A, và năng suất lao động nông nghiệp do đó giảm đáng kể.
Sau trải nghiệm này, ít có khả năng nông dân sẽ trở lại hoạt động như cũ. Thay vào đó, nhiều người có thể sẽ nỗ lực để giảm thiểu các rủi ro xuất phát từ việc phụ thuọc vào lao động thời vụ nước ngoài bằng cách tự động hóa nhiều khâu trong sản xuất.
Chắc chắn rằng, tự động hóa sẽ đòi hỏi đầu tư ban đầu đán kể, và một số công việc (như thu hoạch trái cây và rau) khó có thể tự động hóa hơn các việc khác. Tuy nhiên công nghệ như máy bay không người lái, máy cày tự động, robot gieo hạt và robot thu hoạch có thể dẫn tới việc giảm mạnh phụ thuộc vào lao động nhập cư.
Nếu các nhà sản xuất nông nghiệp lớn ở các nền kinh tế phát triển thực hiện bước tiến này, đồng nghiệp của họ ở các nước đang phát triển sẽ nhanh chóng làm theo, ngay cả ở những nơi không thiếu lao động. Ví dụ như Nam Phi có nguồn cung lao động chân tay lớn, thường không có việc làm, cực kỳ phù hợp với công việc nông trại. Tuy nhiên, họ thiếu các lao động có kỹ năng. Với toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm được xếp vào loại “thiết yếu” trong khi phong tỏa do COVID-19, các hoạt động nông nghiệp ở Nam Phi tiếp diễn mà không bị gián đoạn. Mặc dù trước khi khủng hoảng COVID-19, kế hoạch phát triển quốc gia năm 2012 đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động trong nông nghiệp và chế biến nông nghiệp vào khoảng 1 triệu người vào 2030, bao gồm việc thúc đẩy các phân ngành thâm dụng lao động, và gia tăng đất canh tác.
Cho tới nay các nỗ lực này đã dẫn tới việc mở rộng các sản phẩm như quả có múi, hạt maca, táo, nho, bơ và đậu nành. Lao động trong ngnàh nông nghiệp cơ bản tăng từ 718.000 người trong quý 4/2012 lên 885.000 người vào quý 4/2019- mức tăng 23%.
Nhưng, sau đại dịch, công nghệ có khả năng sẽ tiếp tục gia tăng, không phải là do điều kiện thị trường nội địa, nhưng do nhu cầu cạnh tranh trên thị trường quốc tế với các nhà sản xuất ở các quốc gia phát triển, đang khuyến khích tự động.
Trên thực tế, Kế hoạch phát triển quốc gia cũng hướng tới việc tăng đầu tư nông nghiệp trong tưới tiêu, tăng năng suất lao động và mở rộng thị trường xuất khẩu- tất cả các mục tiêu có thể khiến cho, hoặc bắt buộc, tự động hóa nhiều hơn nữa ở Nam Phi.
Tình trạng tương tự đối với việc gia tăng đất nông nghiệp, đặc biệt là ở các vùng trước đây là đất ở và đất hoang hóa được cải tạo. Các tỉnh KwaZulu- Nâtal, Mũi cực Tây và Limpopo cộng lại có khoảng 1.6-1.8 tỷ hectare đất canh tác không sử dụng, theo một nghiên cự năm 2015 do viện McKinsey Global thực hiện. Tự động hóa có thể được tích hợp vào quay trình phát triển các vùng đất này cho canh tác nông nghiệp.
Rộng hơn, trong giai đoạn hồi phục hậu Covid-19, các nhà làm chính sách và quy trình ở các quốc gia có nền nông nghiệp quy mô lớn sẽ cần phải chú ý tới các xu hướng về tự động hóa. Đối với lao động, trong khi các công việc trong ngnàh nông nghiệp ở các nước như Nam Phi có thể sẽ vẫn còn nhiều, những người phụ thuộc vào công việc mùa vụ ở các nền kinh tế phát triển cần chuẩn bị cho tình huống bất định hơn ở phía trước.
Theo Bangkok Post
Người dịch: Kim Trương
Bình luận